- Kết thúc buổi thi môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội năm học 2018-2019 sáng nay, nhiều học sinh chia sẻ gặp khó với một câu hỏi thử thách khả năng ghi nhớ.

Ghi nhận của VietNamNet tại điểm thi Trường THPT Hoài Đức B (xã An Khánh, huyện Hoài Đức) sau buổi thi môn Ngữ văn sáng nay, nhiều thí sinh lắc đầu nhận xét đề có một câu hỏi khó nhớ để trả lời là câu 3 phần 1.

Câu 3 phần 1 yêu cầu: “Ghi lại chính xác câu thơ trong một bài thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh mà em đã được học ở chương trình Ngữ văn THCS cũng có hình ảnh con thuyền trong đêm trăng”.

{keywords}
Đề văn thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2018. Ảnh: Thanh Hùng

Em Nguyễn Quang Sỹ (học sinh Trường THCS La Phù) đánh giá đề thi năm nay khó hơn năm ngoái.“Câu 3 phần 1 không chỉ bản thân em mà qua hỏi bạn bè cũng ít người làm được. Em dự kiến mình được khoảng 5 điểm”.

Lê Phương Thảo (Trường THCS Dương Nội) thì cho rằng đề thi vừa sức. “So với năm ngoái khó hơn vì có văn bản văn học trung đại là tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương-  vì có những chi tiết bằng tiếng Hán em không hiểu. Đặc biệt là câu 3 phần 1 thì em không thể nhớ nổi”

Em Triệu Tiến Trọng (Trường THCS Dương Nội) cũng không đưa ra được câu trả lời cho câu hỏi đó. “Em thấy đề khó hơn đề năm trước ở câu 3 phần 1 vì kiến thức đó ở chương trình lớp 7. Em biết câu đó vì đã học rồi nhưng có từ hán việt nên không nhớ”. Trọng dự đoán mình sẽ được khoảng 6,5 điểm.

{keywords}
Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Cô Đặng Ngọc Phương, giáo viên dạy Văn khối THCS của Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam đánh giá: “Đề có độ bao quát tốt những kiến thức và kĩ năng ở các cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Đề đòi hỏi học sinh phải học chắc chắn, bám sát văn bản và sách giáo khoa, học gắn với hiểu. Câu hỏi vừa sức và có tính phân loại học sinh. Câu nghị luận xã hội gần gũi, học sinh thuận lợi khi triển khai”.

 Theo cô Phương, đề hợp lý tuy nhiên chưa có sự đột phá mới mẻ.

“Câu 3 bài 1 hơi khó và có thể sẽ phân loại học sinh, nhưng cá nhân tôi cho rằng cách phân loại dựa trên câu hỏi học thuộc là không nên, vì có đánh giá khả năng liên tưởng nhưng đánh giá trí nhớ phần nhiều hơn là năng lực học sinh.

Câu nghị luận văn học chọn đoạn đó là khá hay rồi, nhưng nếu có thể thì tăng độ khó câu nghị luận xã hội hơn 1 chút thay vì đặt yêu cầu khó vào nội dung câu hỏi đòi hỏi khả năng tái hiện của học sinh. Bởi chương trình lớp 7 thì hơi xa”.

Cô Phương cho rằng với đề thi này, phổ điểm chủ yếu là các mức điểm từ 7 đến 8 điểm.

Một giáo viên dạy văn ở quận Cầu Giấy nhận định: “Đề thi năm nay kiến thức khá cơ bản, nhưng phạm vi của đề khá rộng, xuyên suốt dọc chương trình THCS.  Riêng đối với câu 3 phần 1, khá “đánh đó” học sinh vì câu này thuộc nội dung trong chương trình lớp 7, yêu cầu thí sinh phải thuộc thơ. Nhìn  chung, đề thi không thể hiện nhiều tính sáng tạo. Phần văn nghị luận xã hội bám sát chương trình, nhưng đòi hỏi thí sinh nắm hết chương trình cơ sở mới hoàn thành hết được để thi. Học sinh không thuộc thơ của những năm học trước sẽ “bó tay” trước nội dung này”.

Cô Trịnh Thị Tuyết, nguyên giáo viên dạy Văn Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) đánh giá so với đề thi năm ngoái thì không khó hơn.

“Cấu trúc đề hợp lý, gồm hai phần với quỹ điểm 6-4 như mọi năm. Cả hai phần đều bám sát kiến thức cơ bản của THCS, có sự kết hợp giữa các phân môn trong môn Ngữ văn là Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, phần Nghị luận xã hội kết hợp Nghị luận văn học khá cân đối.

Nội dung các câu hỏi trong phần 1 & 2 khá quen thuộc, không làm khó học trò, kiểm tra đồng đều các yêu cầu về kiến thức văn học, kiến thức tiếng Việt, kiến thức xã hội và các kĩ năng...

Tuy nhiên, qua bao năm thi tuyển sinh THPT, cấu trúc đề ngữ văn hầu như không thay đổi; dung lượng và tính chất các câu hỏi của hai phần gần như trùng nhau với những yêu cầu kiểm tra kiến thức Văn học/ Tiếng Việt/ Làm văn...; khác nhau duy nhất là hai đoạn văn với yêu cầu Nghị luận văn học và Nghị luận xã hội! Cấu trúc lặp lại yêu cầu trong hai phần độc lập của đề, sự lặp lại kiểu cấu trúc trong nhiều năm đem lại cảm giác đơn điệu nhàm chán cho trò khi làm bài, sự lười biếng cho giáo viên khi dạy-luyện...”  

Cô Tuyết cho rằng, vấn đề có lẽ không dừng lại là đề như thế nào mà ở tư duy ra đề.

Theo cô Tuyết, phổ điểm dao động chủ yếu ngưỡng từ 7-8 điểm.

Thanh Hùng

Sở GD-ĐT Hà Nội thừa nhận lọt đề thi Ngữ văn lớp 10 ra ngoài

Sở GD-ĐT Hà Nội thừa nhận lọt đề thi Ngữ văn lớp 10 ra ngoài

Sở GD-ĐT Hà Nội thừa nhận có hiện tượng để lọt đề thi, nhưng cho rằng việc này không ảnh hưởng đến kết quả làm bài của thí sinh tại cuộc họp báo thông tin về việc đề thi môn Ngữ văn lớp 10 sáng nay (7/6) vừa diễn ra. 

Đề thi ngữ văn lớp 10 ở Hà Nội bị nghi lộ từ sớm

Đề thi ngữ văn lớp 10 ở Hà Nội bị nghi lộ từ sớm

Đề thi môn Văn vào lớp 10 của Hà Nội đang bị nghi đã bị lộ bởi sau khi các thí sinh bắt đầu làm bài không lâu, nhiều phụ huynh đã truyền tay nhau hình ảnh đề giống như đề thật.

Đáp án tham khảo môn Văn thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2018

Đáp án tham khảo môn Văn thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2018

VietNamNet xin giới thiệu hướng dẫn tham khảo đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội năm học 2018-2019.

"Đoàn thuyền đánh cá" lại vào đề thi văn lớp 10 ở Hà Nội

"Đoàn thuyền đánh cá" lại vào đề thi văn lớp 10 ở Hà Nội

Sáng nay 7/6, các học sinh của Hà Nội đã trải qua bài thi môn Ngữ văn trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019.

Sĩ tử ôm cả “núi vở” ôn luyện đến trường thi lớp 10

Sĩ tử ôm cả “núi vở” ôn luyện đến trường thi lớp 10

Sáng nay, các thí sinh ở Hà Nội đã có mặt tại các điểm thi sớm để sẵn sàng bước vào kỳ tuyển sinh vào lớp 10 với nhiều tâm trạng. Có thí sinh còn mang theo cả một túi đầy vở để ôn bài.

Sáng nay, gần 95.000 thí sinh Hà Nội thi lớp 10 bước vào buổi thi đầu tiên

Sáng nay, gần 95.000 thí sinh Hà Nội thi lớp 10 bước vào buổi thi đầu tiên

Sáng nay 7/6, gần 95.000 thí sinh Hà Nội dự thi lớp 10 THPT năm 2018  bước vào buổi thi đầu tiên môn Ngữ văn trong thời gian 120 phút.