Trong 5 năm (từ năm 2012-2017), ĐHQG TP.HCM không tuyển đủ số lượng thạc sĩ, tiến sĩ theo chỉ tiêu đặt ra. Việc nhiều trường đại học, kể cả trường ngoài công lập tham gia đào tạo sau đại học, tăng tính cạnh tranh được cho là một nguyên nhân quan trọng.

Số thí sinh dự tuyển giảm mạnh

Từ hơn 10.000 thí sinh đăng ký đăng ký dự thi mỗi năm (năm 2012, 2013) đến năm 2014, con số này giảm xuống còn 6.706 thí sinh. Đặc biệt, năm 2017 chỉ còn 2.912 thí sinh dự thi, thấp hơn chỉ tiêu được giao gần 400 người.

Số lượng thí sinh dự tuyển thạc sĩ năm sau giảm mạnh so với năm trước. Cụ thể: số thí sinh dự tuyển 2013 giảm trên 537 người, năm 2014 giảm 3.476 người, năm 2015 giảm 1.973 người, năm 2016 giảm 870 người, năm 2017 giảm 649 người.

{keywords}
Số lượng thí sinh dự tuyển, trúng tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh thạc sĩ từ năm 2012 - 2017. Đồ họa: Lê Huyền

Chỉ tiêu đào tạo sau đại học của các trường, viện thành viên thuộc ĐHQG TP.HCM cũng giảm xuống rõ rệt.

Số lượng học viên trúng tuyển ở mức hơn 60% so với chỉ tiêu. Năm 2012, tổng chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ là 3.550,  đến năm 2017 còn 3.320 (giảm 9,35%). Số thí trúng tuyển thạc sĩ năm 2012 là 3.443 người, tới năm 2016 còn 2.375 người. 

Đối với đào tạo tiến sĩ, dù chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm tăng lên nhưng số thí sinh đăng ký xét tuyển cũng giảm dần.

{keywords}

Ngoại trừ năm 2012, các năm sau này ĐHQG TP.HCM đều không tuyển đủ chỉ tiêu đã đặt ra. Cụ thể, năm 2013 chỉ tuyển được 83%, năm 2014 là 84%, năm 2015 là 79%, năm 2016 là 77%...

Hiện tại, ĐHQG TP.HCM đang đào tạo 105 ngành thạc sĩ, 79 ngành tiến sĩ tại 6 trường ĐH và 1 viện thành viên. Thống kê tại thời điểm 1/1/2017, quy mô đào tạo sau ĐH của ĐHQG TPHCM là 1.108 nghiên cứu sinh và 7.152 học viên cao học.

Do các cơ sở đào tạo khác "dễ tính" hơn?

Lý giải vấn đề này, ĐHQG TP.HCM cho rằng, nguyên nhân làm giảm số lượng thí sinh dự thi là do tính cạnh tranh trong đào tạo sau đại học.

Số trường được đào tạo sau đại học đã tăng nhanh từ năm 2010 về sau này. Số ngành đào tạo và trùng với những ngành ĐHQG TP.HCM đang đào tạo đã tăng lên.  

Cụ thể, ở lĩnh vực Khoa học xã hội và Nhân văn, nếu trước đây chỉ tập trung đào tạo sau đại học tại 3 đơn vị lớn là Trường ĐH Khoa học Xã hội nhân văn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Trường ĐH Cần Thơ thì nay có thêm nhiều đơn vị ngoài công lập khác cũng đào tạo.

Lĩnh vực Khoa học Công nghệ trước đây chỉ có 4 đơn vị lớn là Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thì hiện đã mở rộng rất nhiều.

Tương tự, lĩnh vực kinh tế trước đây chỉ có 3 đơn vị lớn đào tạo sau đại học thì hiện nay hầu như tất cả các trường phía Nam đều đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ.

Một nguyên nhân nữa là do số đơn vị liên kết đào tạo với các cơ sở nước ngoài cũng tăng, xu hướng du học mạnh mẽ, thí sinh có trình độ cao thường đi học theo Đề án 911 hoặc các chương trình học bổng...

Lê Huyền

Học tiến sĩ được trả lương

Học tiến sĩ được trả lương

Quy chế đào tạo tiến sĩ mới khiến lượng nghiên cứu sinh giảm hẳn. Tuy nhiên, với ngay với những người làm tiến sĩ vì mục đích khoa học, chi phí đầu tư quá thấp có thể là rào cản lớn để nâng cao chất lượng đào tạo.

Học tiến sĩ để... làm quan

Học tiến sĩ để... làm quan

Học tiến sĩ vì tấm bằng thay vì mục đích nghiên cứu khoa học là nguyên nhân sâu xa khiến chất lượng đào tạo tiến sĩ trở nên đáng báo động trong nhiều năm qua.

Chuyển làm phục vụ, cho nghỉ việc giảng viên không có bằng thạc sĩ

Chuyển làm phục vụ, cho nghỉ việc giảng viên không có bằng thạc sĩ

Ngoài chính sách trải thảm đỏ, trả lương cao, nhiều trường đại học đang tích cực tạo điều kiện cho giảng viên đi học lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ.

Thí điểm đào tạo thạc sĩ quản lý phát triển đô thị

Thí điểm đào tạo thạc sĩ quản lý phát triển đô thị

Chương trình có định hướng ứng dụng, nhằm mục tiêu đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực liên quan đến vấn đề quản lý phát triển đô thị.