-Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay: các bài thi tại Sơn La không lưu được file gốc mà file đã ghi đè lên nhưng vẫn có thể khôi phục lại. Còn ở Hà Giang các bài thi của thí sinh vẫn còn trong file gốc nên Hội đồng chấm thẩm định đã in toàn bộ kết quả rất rõ ràng.

Sáng 24/7, ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đã chia sẻ với báo chí xoay quanh bê bối gian lận thi THPT quốc gia 2018 vừa bị phanh phui.

Ông Độ cho biết, năm nay Bộ GD-ĐT thống nhất tất cả các địa phương sẽ được công bố điểm thi THPT quốc gia từ 0h ngày 11/7.

Sau khi công bố điểm vào buổi sáng, đến chiều ngày 11/7, Bộ GD-ĐT tiến hành phân tích phổ điểm và nhận thấy một số thành phố lớn có số điểm cao không nhiều; trong khi đó, một số tỉnh có phổ điểm không cao nhưng kết quả thi lại cao. Như vậy, đã có dấu hiệu bất thường trong điểm thi. 

{keywords}
An ninh thắt chặt trong thời gian rà soát điểm thi ở Sơn La. Ảnh: Đoàn Bổng

Sau khi nghe thông tin phản ánh về hiện tượng điểm thi bất thường ở Hà Giang, sáng ngày 12/7 Bộ GD-ĐT có công văn yêu cầu tỉnh này rà soát lại quy trình chấm thi, xem xét có dấu hiệu vi phạm hay không.
 
Ngày 13/7, Bộ GD-ĐT nhận được văn bản báo cáo từ tỉnh Hà Giang về kết quả rà soát, thấy có một số dấu hiệu bất thường. Đó là việc phát hiện ra ông Nguyễn Thanh Hoài, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng của Sở GD-ĐT đưa chìa khóa cho ông Vũ Trọng Lương Phó phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng để ông Lương lấy túi bài thi về phòng mình.
 
“Đây là dấu hiệu nghiêm trọng, vi phạm quy chế thi. Vì vậy, sáng ngày 14/7, Bộ GD-ĐT đã lập tổ công tác trực tiếp lên Hà Giang hỗ trợ hội đồng thi của tỉnh tìm hiểu sự việc" - ông Độ cho hay.
 
Cũng theo ông Độ, chiều ngày 13/7, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã gọi điện trực tiếp cho Bộ trưởng Bộ Công an và Bí thư tỉnh ủy Hà Giang thông báo và đề nghị hỗ trợ.

{keywords}
Can thiệp trong quá trình chấm thi. Đồ hoạ: Lê Huyền - Diễm Anh

Tới chiều ngày 14/7, Đoàn công tác của Bộ đã có mặt tại Hà Giang trực tiếp tham gia và phối hợp. Sau 2 ngày tìm hiểu tới ngày 17/7,  Bộ GD-ĐT phát hiện có sự gian lận nghiêm trọng và vi phạm quy chế thi ở địa phương này, nên Bộ chính thức lập hội đồng chấm thẩm định bài thi chuyển tổ công tác lên trước đó.
 
“Theo quy chế, Hội đồng chấm thẩm định có quyền quyết định cuối cùng về điểm thi của thí sinh. Rất may, tổ công tác lên kịp thời lên nên toàn bộ máy tính, máy chấm trắc nghiệm, bài thi theo quy trình làm là được niêm phong.
 
Về quy trình chấm thi, ông Độ cho biết, sau khi đưa bài thi vào trong máy để quét ảnh, quét xong sẽ có lệnh để in ra file text. Đây là file ghi lại toàn bộ phương án trả lời của thí sinh…File text này được gửi về Bộ GD-ĐT để lưu lại (CD1). Sau đó, Bộ mới cho lệnh để các đơn vị được quyền chỉnh sửa trên file text này. Sau khi sửa xong đơn vị gửi file text này về Bộ (CD2). Bộ GD-ĐT lưu đĩa CD2, đến khi sửa xong, Bộ mới đưa cho các địa phương làm đáp án chấm”- ông Độ cho hay.
 
Ông Độ cho rằng, ở trên Sơn La máy không lưu được bản gốc mà đã ghi đè lên; nhưng với file text bị lưu đè thì vẫn có thể khôi phục lại. Còn ở Hà Giang, toàn bộ điểm thi của thí sinh vẫn còn trong file gốc và chưa bị ghi đè lên, nên khi chấm thẩm định, tổ công tác đã in lại toàn bộ kết quả của Hà Giang. 

Ông Độ cho rằng, quan điểm của Bộ GD-ĐT kiên quyết đảm bảo kỳ thi an toàn, nghiêm túc, công bằng, không có vùng cấm. Sau sự việc xảy ra ở Hà Giang, Bộ GD-ĐT tiếp tục nhận được thông tin, đồng thời qua phân tích phổ điểm, Bộ trưởng quyết định thành lập 2 tổ công tác đi Sơn La và Lạng Sơn. Hiện tại đã thông báo kết quả ở Sơn La.
 
Bộ cũng đã rút kinh nghiệm trong việc chấm và công bố điểm. Đồng thời có công văn gửi tất cả các địa phương yêu cầu rà soát lại việc chấm thi và thành lập 3 tỉnh chấm thẩm định.  
 
“Chúng tôi chọn 3 tỉnh Hòa Bình, Lâm Đồng, Bên Tre cho ba vùng miền và cho thấy ba tỉnh này thực hiện đúng quy chế’ – ông Độ nói.
 
Ông Độ cho rằng, quy trình chấm thi rất chặt chẽ, nếu các địa phương đảm bảo đúng quy trình chặt chẽ thì đảm bảo kỳ thi khách quan, công bằng.  Ở môn Ngữ văn, do phụ thuộc vào trình độ giáo viên nên chấm chệnh lệch 0,5 điểm tới 0,25, còn với các môn thi trắc nghiệm, máy tính chấm nên đảm bảo chính xác.
 
Tuy nhiên ông Độ cho rằng, sau sự việc xảy ra Bộ GD-ĐT nghiêm túc rút kinh nghiệm và thấy cần phải soát lại quy trình chấm thi và sẽ có sự điều chỉnh trong năm tới.
 
Trước câu hỏi về việc tổ chức lại kỳ thi "2 trong 1", ông Độ cho biết sau tổ chức kỳ thi năm 2017, Chính phủ đã đồng ý cho Bộ GD-ĐT ổn định kỳ thi THPT quốc gia trong ba năm 2018, 2019, 2020. Vì vậy, sau 3 năm này sẽ có sự điều chỉnh.
 
“Chúng tôi trân trọng tiếp thu ý kiến và thấy rằng đây là vấn đề được quan tâm. Về ý kiến nên để việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp và cấp bằng THPT bằng cách giao cho địa phương là một hướng mà Bộ đang nghĩ đến”.

Lê Huyền - Thuỵ Du

Hai bản án tử hình vì tội chỉnh sửa bài thi trong sử Việt

Hai bản án tử hình vì tội chỉnh sửa bài thi trong sử Việt

Thời phong kiến, chỉnh sửa bài thi là tội rất nặng, người phạm tội có thể bị xử tử, bãi chức, phạt đánh gậy tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Gian lận thi cử ở Hà Giang khác Sơn La thế nào?

Gian lận thi cử ở Hà Giang khác Sơn La thế nào?

Hàng trăm bài thi THPT quốc gia ở Hà Giang và Sơn La được những người có liên quan phù phép, nhằm tạo nên những điểm số đẹp đưa thí sinh vào đại học vừa được Bộ GD-ĐT và các cơ quan có chức năng phanh phui.