-Danh sách 10 cựu sinh viên tiêu biểu do Trường ĐH Kinh tế quốc dân bình chọn nhân dịp trường kỷ niệm 60 năm thành lập, gồm các chính trị gia, nhà khoa học, doanh nhân...


Nguyễn Xuân Phúc


Sinh năm 1954, ông Nguyễn Xuân Phúc hiện là Thủ tướng thứ 9 của Việt Nam

Năm 1973, ông Phúc theo học Lớp Công nghiệp – Khóa 15 tại Trường ĐH Kinh tế Kế hoạch (nay là Trường ĐH Kinh tế Quốc dân). Trong quá trình học, ông liên tục được bầu làm Bí thư Chi đoàn.

{keywords}

Tốt nghiệp, ông Phúc làm cán bộ Ban Quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, lên đến Chuyên viên, Phó Văn phòng rồi Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Sau đó, ông lần lượt giữ các chức vụ Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, Tỉnh ủy viên khóa 15, 16 tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa 14, ông được bầu làm Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Ngô Văn Dụ

Ông Ngô Văn Dụ sinh năm 1947, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương

{keywords}

Ông Dụ theo học lớp Thống kê khóa 7 của Trường ĐH Kinh tế - Kế hoạch, sau đó được giữ lại trường làm giảng viên. Sau đó, ông về Vĩnh Phúc công tác và tham gia lĩnh vực quản lý, công tác Đảng như Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội khóa XII

Nguyễn Đức Kiên

Ông Nguyễn Đức Kiên sinh năm 1948, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội

{keywords}

Ông Kiên quê ở Gia Lộc (Hải Dương), học lớp Vật giá khóa 10, Trường ĐH Kinh tế Kế hoạch. Trong sự nghiệp của mình, ngoài vai trò Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XII, ông còn là nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Việt Nam.

Đỗ Hoài Nam

GS. TS Đỗ Hoài Nam sinh năm 1949, là Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

{keywords}

Ông Nam thi trúng tuyển vào lớp Kinh tế Công nghiệp – Khóa 8, Trường ĐH Kinh tế Kế hoạch. Thời sinh viên, ông có nhiều năm làm Bí thư Liên chi đoàn. Ông cũng nguyên là Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2011.Hiện GS Đỗ Hoài Nam là Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Học viện Khoa học Xã hội.

Lê Hữu Nghĩa

GS. TS Lê Hữu Nghĩa sinh năm 1947, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

{keywords}

GS. TS Lê Hữu Nghĩa xuất thân từ miền quê nghèo Đức Phổ - Quảng Ngãi, thi đỗ vào Khoa Nông nghiệp, Trường ĐH Kinh tế Kế hoạch - đầu khóa 7. Ông được giữ lại trường làm công tác giảng dạy ở Bộ môn Triết (nay là Khoa Lý luận chính trị), đi học ở nước ngoài, rồi về công tác ở các Ban của Đảng. Ông nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Giám đốc Học viên Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Somphao Phaysith

TS. Somphao Phaysith sinh năm 1954, là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Lào

{keywords}

Ông Somphao Phaysith (trái) nhận bằng khen về tinh hữu nghị

Somphao Phaysith đăng kí học nghiên cứu sinh tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Bảo vệ tốt nghiệp xong luận án Tiến sỹ ngành ngân hàng, TS Somphao Phaysith quay về Lào tiếp tục công tác ở vị trí Thống đốc Ngân hàng Trung Ương Lào.
 
Dương Công Minh

Ông Dương Công Minh là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Him Lam.

Quê ở Quế Võ – Bắc Ninh, ông Minh trúng tuyển vào ngành Vật giá tại Trường ĐH Kinh tế Kế hoạch.

{keywords}

Tốt nghiệp đại học, cậu thanh niên xứ Kinh Bắc theo cùng chúng bạn đi kinh doanh xoài để xuất khẩu sang Trung Quốc. Lần thất bại đầu tiên đã cho cậu bài học đáng quý, nhưng cũng giúp cậu phát hiện ra cơ hội là tiền đề cho sự thành công trong sự nghiệp của mình.
 
Hiện nay, ông là Chủ tịch HĐQT CTCP Him Lam, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, Cựu sinh viên lớp Vật giá – Khóa 22, Khoa Vật giá (nay là Khoa Marketing) của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân là một trong những doanh nhân thành đạt nhất ở Việt Nam.

Trần Đình Long

Ông Trần Đình Long quê ở Hải Dương, là Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát.

Ông Long thi vào chuyên ngành Toán Kinh tế của Trường. Trong thời gian học, Trần Đình Long là cây phong trào trong mọi hoạt động.

{keywords}

Tốt nghiệp Đại học, khát khao làm giàu khiến chàng sinh viên bôn ba khắp chốn trong và ngoài nước, cuối cùng anh đã chọn ngành Thép làm tiền đề cho sự nghiệp của mình. Đến nay Ông Chủ của Tập đoàn Hòa Phát là cái tên được mọi người biết đến là doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép. Ông Long hiện là một trong những người giàu trên sàn chứng khoán.

Vũ Văn Tiền

Ông Tiền sinh năm 1959 và lớn lên trong một gia đình thuần nông ở huyện Tiền Hải, Thái Bình. Năm 1978, khi đang học năm thứ nhất, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ông Tiền được tổng động viên vào quân ngũ.

Trong môi trường này, nhiều người nhận thấy ông đã phát huy được năng lực của mình nên điều chuyển ông vào Đại học Kỹ thuật Quân sự, phân hiệu II TP. Hồ Chí Minh. Tốt nghiệp ĐH Quân sự, ông xin xuất ngũ rồi trở về học tiếp ĐH Kinh tế Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế Quốc dân).

Với tư duy kinh tế nhạy bén, một cái nhìn mới về cuộc đời và ước mơ lập nghiệp, sau gần chục năm đầu quân cho Tổng công ty vật tư nông nghiệp, năm 1992, ông Vũ Văn Tiền xin ra ngoài để thành lập công ty tư nhân.

Vượt qua nhiều khó khăn thử thách, tập đoàn Geleximco của ông Tiền trở thành doanh nghiệp lớn mạnh ở Việt Nam với những dự án hàng chục nghìn tỷ đồng.

{keywords}

Là người giàu có, nhưng doanh nhân Vũ Văn Tiền được giới doanh nhân đánh giá là có cuộc sống giản dị, không siêu xe, không những bữa tiệc đình đám, hàng ngày, ông đến trụ sở bằng chiếc xe Toyota Yaris.

Mỗi lần về thăm Trường, ông chủ Tập đoàn đa ngành nhất Việt Nam – cựu sinh viên lớp Kế hoạch – Khóa 24, luôn nhắc đến những hình ảnh thân thiết, gắn bó với ông cả cuộc đời sinh viên gian khó, vất vả. Những hình ảnh mà ông luôn trân trọng, yêu quý trong suốt những năm tháng bươn chải, bôn ba gây dựng sự nghiệp.

Nguyễn Thị Nga

Bà Nguyễn Thị Nga là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SeaBank, Chủ tịch Tập đoàn BRG

Bà Nga người Hà Nội, sinh năm 1955, tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Kế hoạch và đã từng học nhiều lớp kinh tế ở Pháp, Đức, Nhật Bản, Úc, đồng thời là người Việt Nam đầu tiên được mời ở George Town (Mỹ) do quỹ tài trợ Hillary Clinton, phu nhân cựu tổng thổng Bill Clinton, dành riêng cho các nhà lãnh đạo tập đoàn kinh tế.

{keywords}

Thời còn là sinh viên lớp Kế hoạch khóa 19, cô sinh viên tên Nga có tài tổ chức các hoạt động, luôn đứng đầu lớp  về học tập. Cô nữ sinh duyên dáng ngày trước giờ đây đã là Bà Chủ tịch của SeABank, ngân hàng thương mại cổ phần lớn ở Việt Nam.

Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Nga cũng thành lập tập đoàn BRG trong đó có nhiều công ty và các dự án khác ở Việt Nam đặc biệt là Island Golf Resort Kings và Đồ Sơn Seaside Gold Resort.

Đồng thời bà còn sở hữu 2 khách sạn lớn tại Hà Nội dưới sự quản lý của Hilton Wordwde và nằm cổ phần tại Intime.

Bên cạnh những gương mặt trên, còn có rất nhiều cựu sinh viên Kinh tế Quốc dân xuất sắc đang đảm nhận nhiều cương vị quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị trên khắp cả nước.

Trọng Nghĩa