Sáng ngày 13.3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp và cho ý kiến về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học (GDĐH).

Đọc tờ trình về dự án, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng sau gần 5 năm triển khai thực hiện, Luật GDĐH đã dần bộc lộ một số hạn chế, bất cập trước yêu cầu mới của thực tiễn quản lý, tổ chức và hoạt động GDĐH trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Những hạn chế cơ bản của Luật GDĐH 2012 đã trở thành những điểm nghẽn, nút thắt trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH.

{keywords}
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Quốc hội)

Hội đồng trường quyết định hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

Tự chủ đại học và quản trị đại học là một trong những vấn đề quan trọng được đưa ra trong Dự thảo lần này. Theo Bộ trưởng, các quy định của Luật GDĐH hiện hành chưa quy định rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn giữa cơ quan chủ quản và cơ sở GDĐH công lập.

“Các quy định của Luật GDĐH hiện hành chưa quy định rõ về quyền tự chủ của cơ sở GDĐH công lập trên cả ba phương diện: hoạt động chuyên môn; tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính, tài sản. Cơ sở GDĐH vẫn còn bị quản lý có tính hành chính khá chặt chẽ, làm giảm tính chủ động, sáng tạo, kịp thời trong quản trị và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đào tạo của cơ sở GDĐH. Vì thế, tự chủ đại học chưa thực sự hiệu quả. Các quy định của Luật cũng chưa rõ về trách nhiệm và cơ chế giải trình của các cơ sở GDĐH” – ông Nhạ nói.

“Để thực hiện tự chủ về tổ chức và nhân sự, Hội đồng trường là thiết chế quan trọng nhưng Luật hiện hành còn quy định quá chung chung, thành phần, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng trường trong trường đại học công lập, Hội đồng quản trị trong trường đại học ngoài công lập chưa được quy định rõ ràng nên thực tế hoạt động còn hình thức. Hội đồng trường chưa có thực quyền trong quyết định nhân sự hiệu trưởng và các vấn đề quan trọng của trường”.

Chính vì thế, Bộ đề xuất sửa đổi Điều 14 của Luật GDĐH hiện hành. Trong đó, quy định rõ hội đồng trường (HĐT) là một thành phần trong cơ cấu tổ chức của trường đại học, học viện.

Ở Điều 16, Dự thảo Luật đưa khái niệm: HĐT là tổ chức quản trị, đại diện cho quyền sở hữu nhà nước và các bên có lợi ích liên quan. HĐT được phép quyết định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, phương hướng hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục của trường.

Theo điều luật này, trừ các cơ sở GDĐH thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, HĐT có quyền quyết định nhân sự hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng, sau đó trình cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận; tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động của hiệu trưởng hằng năm; lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ, đột xuất nếu thấy cần thiết.

HĐT cũng là cơ quan quyết định chủ trương về thu, chi tài chính; chủ trương mua sắm tài sản, thiết bị hàng năm; chủ trương đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để phát triển nhà trường.

Số lượng thành viên HĐT phải là số lẻ, tối thiểu là 17 người, bao gồm các thành viên trong và ngoài cơ sở GDĐH, trong đó các thành viên ngoài cơ sở giáo dục đại học chiếm tỷ lệ tối thiểu 30% tổng số thành viên của hội đồng trường.

Chủ tịch HĐT do hội đồng trường bầu trong số các thành viên theo nguyên tắc đa số, bỏ phiếu kín, được cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận. Chủ tịch HĐT không kiêm nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các chức vụ quản lý do hiệu trưởng bổ nhiệm, không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp, không kiêm nhiệm chủ tịch hội đồng trường của các cơ sở GDĐH khác.

{keywords}
Thí sinh đến đăng ký xét tuyển tại Trường ĐH Y dược TP.HCM (Ảnh: Đinh Quang Tuấn)

Tự chủ về nhân sự, tài chính, tuyển sinh

Ở Điều 32, Dự thảo Luật sửa đổi về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở GDĐH: “Cơ sở GDĐH có quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình trong các hoạt động về tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế phù hợp với năng lực tự chủ, theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật liên quan; bảo đảm chất lượng GDĐH”.

Cơ sở GDĐH cũng có trách nhiệm giải trình với người học, xã hội, cơ quan quản lý và các bên liên quan. Chính phủ sẽ quy định chi tiết về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở GDĐH trong từng lĩnh vực hoạt động phù hợp với năng lực tự chủ.

Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở GDĐH.

Ở Điều 34 về chỉ tiêu tuyển sinh, các cơ sở GDĐH được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh, trừ các cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các ngành đào tạo giáo viên chỉ đào tạo theo chỉ tiêu được giao.

Về kiểm định chất lượng giáo dục, ở Điều 52, Dự thảo Luật quy định: “Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có tư cách pháp nhân, độc lập với cơ sở GDĐH, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm định và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục đại học”.

Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, cho phép hoạt động, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; quy định điều kiện và thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động ở Việt Nam.

Nguyễn Thảo 

Thủ tướng: "Tự chủ là lối ra cho đại học VN nhưng chúng ta còn lúng túng”

Thủ tướng: "Tự chủ là lối ra cho đại học VN nhưng chúng ta còn lúng túng”

Đó là chia sẻ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với ĐH Huế sáng nay 2/1.

2017: Giáo dục đại học "buổi giao thời"

2017: Giáo dục đại học "buổi giao thời"

Giáo dục đại học ở Việt Nam đang chuyển từ  "tinh hoa" sang “đại chúng”, từ dành cho số ít sang dành cho số đông. 

Giảng viên đại học thiếu chuẩn trình độ

Giảng viên đại học thiếu chuẩn trình độ

Trong hơn 200 trường đại học vừa công khai đội ngũ giảng viên cơ hữu, nhiều trường đaị học có từ 40% đến 60% giảng viên chưa đủ chuẩn trình độ.

GS Ngô Bảo Châu nghiên cứu chiến lược phát triển giáo dục đại học Việt Nam

GS Ngô Bảo Châu nghiên cứu chiến lược phát triển giáo dục đại học Việt Nam

Tại Diễn đàn nguồn nhân lực toàn cầu 2017, GS Ngô Bảo Châu đã giới thiệu những nét cơ bản về nghiên cứu chiến lược và lộ trình phát triển giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2020-2035 do Bộ GD-ĐT khởi xướng thực hiện.

"Bằng đại học sẽ tiến tới không phân biệt chính quy và tại chức"

"Bằng đại học sẽ tiến tới không phân biệt chính quy và tại chức"

Hình thức đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học sẽ đổi thành đào tạo tập trung và không tập trung chứ không còn là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên như trước đây. 

Trường đại học tự quyết mức học phí, tự bầu hiệu trưởng

Trường đại học tự quyết mức học phí, tự bầu hiệu trưởng

Đây là các dự kiến đáng chú ý được Bộ GD-ĐT đề xuất trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học (GD ĐH).