Tuy rất tinh vi nhưng “cây kim trong bọc lâu ngày cũng lộ ra”: những tên
tội phạm bất cẩn đã để lại các dấu vết mà từ đó các chuyên gia bảo mật
có thể lần theo. Hãng bảo mật BitDefender cho biết họ đã tìm thấy các
máy chủ đầu não điều khiển được bọn tội phạm sử dụng. Từ đó, họ có thể
theo dõi các giao dịch đến máy chủ và tìm ra dấu vết bọn tội phạm cũng
như kẻ chủ mưu giấu mặt thực sự đứng sau vụ việc.
Tuy nhiên, trong lúc chờ
đơi, các ngân hàng cần phải có biện pháp cẩn trọng và mạnh tay để bảo
vệ an toàn cho khách hàng. Dưới đây là "cẩm nang" hướng dẫn cách chống
lại trojan chuyên ăn cắp tài khoản ngân hàng, đặc biệt là Trojan Zeus:
1. Kiểm soát chặt chẽ cách khách hàng thay đổi e-mail và số điện thoại
của họ trong hồ sơ của ngân hàng. Cho phép thay đổi thông tin trực
tuyến quá dễ dàng sẽ tạo điều kiện cho những kẻ tấn công gửi và nhận
thông tin từ các ngân hàng đơn giản và thuận tiện hơn.
Khuyến nghị: chỉ cho phép những thay đổi này bằng cách trực tiếp đến các chi nhánh ngân hàng.
2. Gửi thông báo về bất kỳ sự thay đổi nào trong tài khoản ngân hàng.
Khuyến nghị: Nếu
có thay đổi bất cứ thông tin tài khoản nào, thông báo phải được gửi đến
cả địa chỉ email và qua tin nhắn SMS, để khách hàng kịp thời phản ứng
khi có những thay đổi được thực hiện trái phép.
3. Thông báo khi có cập nhật mới về danh sách những người có thể nhận
được chuyển khoản từ tài khoản của khách hàng. Nếu kẻ tấn công kiểm
soát được một tài khoản nào đó, hắn có thể ăn cắp tiền qua ngân hàng
trực tuyến một cách dễ dàng.
Khuyến nghị: thông báo qua e-mail và tin nhắn SMS cho khách hàng khi danh sách nhận chuyển khoản được cập nhật.
4. Dành thời gian cho khách hàng đọc và trả lời thông báo. Nếu một khách
hàng không có điều kiện đọc e-mail hoặc tin nhắn SMS trong một khoảng
thời gian nào đó, những kẻ tấn công có thể chuyển tiền cho người thụ
hưởng mới dưới sự kiểm soát của họ trước khi chủ tài khoản hợp pháp có
cơ hội để phát hiện các gian lận.
Khuyến nghị: Không chuyển tiền cho người thụ hưởng mới trong vòng bảy ngày sau khi họ đã được xác định.
Trọng Cầm (Theo SecurityLabs)