{keywords}

"Thời tôi, đi đâu cũng nói "tiềm năng, tiềm lực rừng vàng, biển bạc", nhà thơ Nguyễn Duy, tác giả bài thơ "Đánh thức tiềm lực" nổi sóng dư luận tuần qua vì được đưa vào đề thi Ngữ văn THPT, chia sẻ.

Đề thi Ngữ văn kỳ thi THPT năm 2018 vừa qua đã gây sự chú ý đặc biệt trong dư luận và cộng đồng mạng khi đưa vào trích đoạn bài thơ “Đánh thức tiềm lực” của nhà thơ Nguyễn Duy, với câu hỏi: “Ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/ tiềm lực còn ngủ yên” có còn phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay hay không? Vì sao?"

Đây là bài thơ được sáng tác trong giai đoạn 1980 – 1982 với nội dung từng được coi là khá nhạy cảm, động đến các vấn đề cốt lõi căn cơ của đất nước thời sau chiến tranh, trước Đổi mới. Nhiều ý kiến lo ngại đề thi mang tính đánh đố học sinh, nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng đây là một đề thi hay, mở và có tính đột phá.

Trước nhiều băn khoăn đó, tác giả- nhà thơ Nguyễn Duy đã nhận lời với chương trình Góc nhìn thẳng của báo điện tử VietNamNet để gửi tới bạn đọc những tâm tư trong hành trình của bài thơ suốt 40 năm qua. 

XEM TALKSHOW GÓC NHÌN THẲNG TẠI VIDEO SAU:

"Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non
châu báu vô biên dưới thềm lục địa
rừng đại ngàn bạc vàng là thế
phù sa muôn đời như sữa mẹ

sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể
còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?
lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?"

Nhà thơ Nguyễn Duy kể, cả một thời văn chương chính thống là tụng ca. Thầy giáo giao giảng rằng, đất nước giàu lắm, lớp lớp trẻ con cứ thế thuộc bài. Và đoạn thơ trên- được nêu ra trong đề thi Văn- chỉ là phần mở đầu.

{keywords}

"Phần sau của bài thơ không lạc hậu và không bao giờ lạc hậu", Nguyễn Duy đã đọc hết toàn bộ phần còn lại của bài thơ (mà đề Văn không nêu) với lời nhấn mạnh như vậy. Trong đó có đoạn: "tôi và em không còn là lũ trẻ con nữa/ ta biết buồn để biết lạc quan/và, để nhắn lại sau ta cho lớp lớp trẻ con.../rằng/đừng quên đất nước mình nghèo!"

Ông chia sẻ: "Tiềm lực tài nguyên không còn như thời tôi làm bài thơ này nữa, nhưng việc đánh thức tiềm lực trong con người là điều quan trọng hơn cả.  Tôi nghĩ đánh thức tiềm lực để xây dựng một đất nước, một quốc gia, một dân tộc là công việc mang tính chất vĩnh cửu liên tục chứ không phải công việc nhất thời của một giai đoạn nào". 

{keywords}

Ông cũng tâm sự, có lẽ vì lạ quá, mạnh quá nên bài thơ thuở ban đầu ra đời cũng đã gây chấn động dư luận văn chương. Thực tế bài thơ chưa bao giờ bị cấm lưu hành. Ông Võ Văn Kiệt, (Sáu Dân) là một trong những người đầu tiên nghe Nguyễn Duy đọc bài thơ đã rất đồng cảm với bài thơ, với nỗi lòng của tác giả, với những trăn trở thời kỳ trước Đổi mới.

Trở với với nền văn chương thế sự trong nhà trường, Nguyễn Duy đánh giá cao đề thi văn mở và cho rằng: "Đây cũng là một sự đánh thức thế hệ học sinh làm quen với cái mới, nhập cuộc với cái mới và nhận thức trách nhiệm công dân của mỗi người.

Bài thơ này lẽ ra người ta phải đưa vào nhà trường cách đây vài chục năm nhưng nay mới đưa được. Tôi nghĩ phần sau của bài thơ có thể cũng phải một thời gian dài nữa mới đưa vào được, ông nói.

XEM BẢN TEXT TALKSHOW TẠI LINK SAU:

Ông Sáu Dân đồng cảm với “Đánh thức tiềm lực”

Ông Sáu Dân đồng cảm với “Đánh thức tiềm lực”

Nhà thơ Nguyễn Duy chia sẻ, thời rừng vàng biển bạc đã không còn. Việc đánh thức tiềm lực con người là quan trọng nhất và ông Sáu Dân rất đồng cảm với bài thơ.

Trích đoạn được cho là "nặng" nhất của bài thơ Đánh thức tiềm lực: 

Tiềm lực còn ngủ yên
trong quả tim mắc bệnh đập cầm chừng

Tiềm lực còn ngủ yên
trong bộ óc mang khối u tự mãn

Tiềm lực còn ngủ yên
trong con mắt lờ đờ thuỷ tinh thể

Tiềm lực còn ngủ yên
trong lỗ tai viêm chai màng nhĩ

Tiềm lực còn ngủ yên
trong ống mũi khò khè không nhận biết mùi thơm

Tiềm lực còn ngủ yên
trong lớp da biếng lười cảm giác

Năng động lên nào
từ mỗi tế bào, từ mỗi giác quan
cố nhiên cần lưu ý tính năng động của cái lưỡi

***

Cần lưu ý
lời nói thật thà có thể bị buộc tội
lời nịnh hót dối lừa có thể được tuyên dương
đạo đức giả có thể thành dịch tả
lòng tốt lơ ngơ có thể lạc đường

Cần lưu ý
có cái miệng làm chức năng cái bẫy
sau nụ cười là lởm chởm răng cưa
có cái môi mỏng rát hơn lá mía
hôn má bên này bật máu má bên kia
có trận đánh úp nhau bằng chữ nghĩa
khái niệm bắn ra không biết lối thu về

Cần lưu ý
có lắm sự nhân danh lạ lắm
mượn áo thánh thần che lốt ma ranh
nhân danh thiện tâm làm điều ác đức
rao vị nhân sinh để bán món vị mình

Cần lưu ý
có lắm nghề lạ lắm
nghề mánh mung cứa cổ bóp hầu nhau
nghề chửi đổng, nghề ngổi lê, nghề vu cáo
nghề ăn cắp lòng tin và chẹt họng đồng bào
có cả nghề siêu nghề gọi là nghề không làm gì cả
thọc gậy bánh xe cũng một thứ nghề...

Bộ sưu tập những điều ngang trái ấy
phù chú ma tà ru tiềm lực ngủ mê..

 XEM THÊM CÁC CHƯƠNG TRÌNH GÓC NHÌN THẲNG KHÁC =>>>

VietNamNet

Thực hiện: Lê Na- Phạm Huyền- Huy Minh

Video: Văn Châu, Bạt Tuấn

Ảnh: Đức Liên, Văn Châu

Email: gocnhinthang@vietnamnet.vn