Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Old Dominion (Mỹ) đã phát hiện thấy hóa thạch của vi khuẩn có niên đại cách đây gần 3,5 tỷ năm ở khu vực Pilbara, mền tây bắc của Australia. Điều này này đồng nghĩa vi khuẩn đã xuất hiện sau khi Trái đất hình thành được 1 tỷ năm – thời kỳ ôxy chưa tồn tại trên hành tinh của chúng ta.
Các nhà khoa học phát hiện thấy hóa thạch vi khuẩn 3,5 tỷ năm tuổi ở Australia. |
“Đây là hóa thạch vi khuẩn lâu đời nhất được phát hiện trên Trái đất từ trước tới nay. Chúng cũng là tổ tiên lâu đời nhất của chúng ta”, tiến sĩ Nora Noffke, một thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết trên Daily Mail.
Hóa thạch có dạng giống lưới trên trên bề mặt của sa thạch tại vùng núi đá ở Pilbara, Australia. Các hình ạng lưới nhện được tạo ra khi các vi khuẩn tương tác với cát. Quá trình này vẫn diễn ra tại một số khu vực trên Trái đất hiện nay.
Các nhà khoa học cũng phát hiện những tảng đá lâu đời hơn, nhưng tiến sĩ Noffke khẳng định những tảng đá không có thấy dấu hiệu của sự sống.
Giống như các nhóm vi khuẩn vẫn tồn tại ngày nay, vi khuẩn cổ xưa nhất trên Trái đất có thể sống trong một cộng đồng vi khuẩn với nhiều loài khác nhau. Chúng liên lạc với nhau qua các tín hiệu hóa học. Đây cũng được cho là loài vi khuẩn ăn lưu huỳnh đầu tiên trên hành tinh của chúng ta.
Phát hiện này có ý rất quan trọng và là cơ sở để tàu thăm dò Curiosity của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) tìm thấy sự sống trên sao Hỏa. Bởi vì tàu thăm dò Curiosity's cũng được trang bị những thiết bị có thể phát hiện những hóa thạch vi khuẩn tương tự ở trên.
Hà Hương