Nhằm chiến thắng Liên Xô trong cuộc chạy đua vào không gian cách đây 50 năm, Mỹ đã huấn luyện tinh tinh trở thành phi hành gia vũ trụ.
Theo tờ Daily Mail, một con tinh tinh có tên gọi là Ham đã làm nên lịch sử cách đây 50 năm khi trở thành cá thể đầu tiên của loài này bay vào vũ trụ. Ham là một trong 40 con tinh tinh được nhà chức trách Mỹ tuyển mộ và huấn luyện đặc biệt, nhằm qua mặt Liên Xô trong cuộc đua chính phục không gian.
Trước việc Nga nhích gần hơn đến mục tiêu đưa con người lên quỹ đạo, Mỹ đã quyết định sử dụng một con tinh tinh đực 3 năm tuổi để tìm hiểu xem con người có thể tồn tại trong không gian được hay không. Liên Xô trước đó đã đưa chó vào không gian, nhưng Mỹ chọn thử nghiệm với tinh tinh vì chúng có nhiều đặc điểm tương tự con người.
Sinh ra ở Cameroon, châu Phi và từng là "ngôi sao" tại một vườn thú ở bang Florida, Mỹ, tinh tinh Ham đã được Không quân Mỹ mua lại và huấn luyện để thử đi đến nơi chỉ có ruồi giấm, khỉ nâu và một con chó có tên Laika từng đặt chân tới trước đó.
Laika, một nàng chó săn giống Nga, là động vật đầu tiên di chuyển theo quỹ đạo trái đất khi có mặt trên vệ tinh Sputnik 2 bay vào không gian tháng 11/1957. Laika đã sống sót được 7 ngày trước khi bị hết dưỡng khí oxy.
Khác với Laika, Ham không chỉ bay vào không gian, mà còn quay trở về trái đất an toàn. Chàng tinh tinh này và các bạn học đã được đào tạo và chuẩn bị cho sứ mệnh bay lịch sử trong suốt 2 năm rưỡi. Chúng cũng được dạy hoàn thành các nhiệm vụ đơn giản theo đèn và tiếng động. Chẳng hạn như, đẩy mạnh một đòn bẩy trong vòng năm giây nhìn thấy một ánh sáng nhấp nháy màu xanh sẽ mang lại cho các học viên tinh tinh một miếng chuối; ngược lại, nếu thất bại, chúng sẽ bị cho sốc điện nhẹ vào lòng bàn chân.
Các nhóm nhà khoa học đã dùng máy móc kiểm tra khả năng chống chịu của tinh tinh trong những điều kiện về trọng lực, vận tốc và nhiệt độ như ngoài không gian. Những con vật tham gia thí nghiệm thậm chí còn được cho ăn các viên nang chuối nhằm duy trì sự sống trong vũ trụ.
Ngày 31/1/1961, Ham đã bay cùng tên lửa vào không gian để thực hiện sứ mệnh MR-2 của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA), nhưng chuyến bay gần như ngay lập tức đã gặp trục trặc. Đường bay của tên lửa cao hơn một độ so với mức dự kiến, đồng nghĩa với việc nó đã lên tới độ cao gần 252,7km trên bề mặt trái đất, cao hơn mục tiêu dự kiến là 185km, và mức oxy bắt đầu giảm xuống.
Trong 6 phút bay, chàng tinh tinh Ham đã ở tình trạng không trọng lượng khi tên lửa tăng tốc trên bầu trời tới khoảng 804,7km/h. Tên lửa rơi xuống Đại Tây Dương trong 16 phút, 39 giây sau đó và khi đội cứu hộ tiếp cận được nó, Ham đã vô cùng biết ơn khi nhận được một nửa quả táo và một quả cam.
Chàng tinh tinh không bị tổn hại gì sau chuyến phiêu lưu vào vũ trụ và tiếp tục sống ở vườn thú quốc gia ở Washington suốt 17 năm sau đó. Ham qua đời ở vườn thú Bắc Carolina ở tuổi 25.
Dẫu vậy, cuộc đua chinh phục vũ trụ đã không kết thúc với chuyến bay của Ham. Dù người Mỹ có thể tuyên bố họ đã đưa một động vật linh trưởng vào không gian thì người Nga vẫn phản bác rằng, chuyến bay đã không đi hết một vòng quỹ đạo trái đất, nói cách khác là không phải đi vòng quanh thế giới.
Ngày 12/4/1961, nhà du hành vũ trụ Nga Yuri Gagarin đã đi vào sử sách khi trở thành người đầu tiên bay vào không gian trên tàu Vostok 1. Một tháng sau đó, vào ngày 5/5/1961, người Mỹ tiếp bước khi Alan B. Shepard trở thành phi hành gia đầu tiên của họ bay lên quỹ đạo trái đất.
Tinh tinh Ham được đặt vào khoang chứa ở đầu tên lửa và được đưa lên tới độ cao gần 252,7km trên bề mặt trái đất. Ảnh: Animal Planet. |
Trước việc Nga nhích gần hơn đến mục tiêu đưa con người lên quỹ đạo, Mỹ đã quyết định sử dụng một con tinh tinh đực 3 năm tuổi để tìm hiểu xem con người có thể tồn tại trong không gian được hay không. Liên Xô trước đó đã đưa chó vào không gian, nhưng Mỹ chọn thử nghiệm với tinh tinh vì chúng có nhiều đặc điểm tương tự con người.
Sinh ra ở Cameroon, châu Phi và từng là "ngôi sao" tại một vườn thú ở bang Florida, Mỹ, tinh tinh Ham đã được Không quân Mỹ mua lại và huấn luyện để thử đi đến nơi chỉ có ruồi giấm, khỉ nâu và một con chó có tên Laika từng đặt chân tới trước đó.
Laika, một nàng chó săn giống Nga, là động vật đầu tiên di chuyển theo quỹ đạo trái đất khi có mặt trên vệ tinh Sputnik 2 bay vào không gian tháng 11/1957. Laika đã sống sót được 7 ngày trước khi bị hết dưỡng khí oxy.
Ham đang trải qua các cuộc kiểm tra y tế. Ảnh: Getty Images. |
Các nhóm nhà khoa học đã dùng máy móc kiểm tra khả năng chống chịu của tinh tinh trong những điều kiện về trọng lực, vận tốc và nhiệt độ như ngoài không gian. Những con vật tham gia thí nghiệm thậm chí còn được cho ăn các viên nang chuối nhằm duy trì sự sống trong vũ trụ.
Ngày 31/1/1961, Ham đã bay cùng tên lửa vào không gian để thực hiện sứ mệnh MR-2 của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA), nhưng chuyến bay gần như ngay lập tức đã gặp trục trặc. Đường bay của tên lửa cao hơn một độ so với mức dự kiến, đồng nghĩa với việc nó đã lên tới độ cao gần 252,7km trên bề mặt trái đất, cao hơn mục tiêu dự kiến là 185km, và mức oxy bắt đầu giảm xuống.
Ham dường như đang thư giãn trong lúc chuẩn bị bay (trái) và sau khi quay trở lại trái đất. Ảnh: Getty Images. |
Chàng tinh tinh không bị tổn hại gì sau chuyến phiêu lưu vào vũ trụ và tiếp tục sống ở vườn thú quốc gia ở Washington suốt 17 năm sau đó. Ham qua đời ở vườn thú Bắc Carolina ở tuổi 25.
Dẫu vậy, cuộc đua chinh phục vũ trụ đã không kết thúc với chuyến bay của Ham. Dù người Mỹ có thể tuyên bố họ đã đưa một động vật linh trưởng vào không gian thì người Nga vẫn phản bác rằng, chuyến bay đã không đi hết một vòng quỹ đạo trái đất, nói cách khác là không phải đi vòng quanh thế giới.
Ngày 12/4/1961, nhà du hành vũ trụ Nga Yuri Gagarin đã đi vào sử sách khi trở thành người đầu tiên bay vào không gian trên tàu Vostok 1. Một tháng sau đó, vào ngày 5/5/1961, người Mỹ tiếp bước khi Alan B. Shepard trở thành phi hành gia đầu tiên của họ bay lên quỹ đạo trái đất.
- Thanh Bình