Nếu chỉ chú ý đến mắt, mũi, tai, bộ phận sinh dục thì có thể nói ngay: nam có 8, nữ có 9. Tuy nhiên nghĩ thêm tí nữa, có thể kể trên cơ thể còn có rất nhiều tuyến mồ hôi, lỗ chân nang tóc… Nếu đã kể như vậy, lại phải nói chính xác nữa thì có lẽ chẳng ai trả lời được.

Có nang mọc lên sợi tóc to, dày lại có nang mọc lên nhưng chiếc lông tơ rất mảnh trên da. Sự phân bố lông và tóc còn phụ thuộc vào giới tính và tuổi tác. Màu tóc cũng có ý nghĩa: người tóc nâu có mật độ nang chân tóc cao hơn ở người tóc hung đỏ.

{keywords}

Người đầu tiên nghiên cứu chuyện này là nhà nhân chủng học Adolf Schulz. Ông đã cố gắng căn cứ vào lông tóc để phân biệt người và các loài linh trưởng khác.

Ông phát hiện người và loài linh trưởng tính trung bình có cùng một số nang lông/tóc như nhau. Con số đó vào khoảng 300 trên mỗi cm2. Trên ngực, mật độ nang lông nhỏ nhất, chỉ một nang trên 1 cm2. Tính mật độ nang lông trung bình thì trên cơ thể người có 5.000.000 chiếc lỗ (đó mới là chỉ tính dựa vào nang lông/tóc).

Ngoài chân nang tóc, chúng ta còn phải tính đến tuyến mồ hôi. Trong thế kỷ trước, lần đầu tiên Karl Kraus đã soi da dưới kính hiển vi và kết luận rằng tại bàn chân chẳng hạn, mật độ các tuyến mồ hôi là 600 cái trên 1cm2. Một nghiên cứu gần đây ước tính tổng số các tuyến mồ hôi ở người vào khoảng 3.000.000.

Điều thú vị là những loài linh trưởng càng lớn thì mật độ lông trên thân càng nhỏ. Vì không có hệ thống thoát mồ hôi hiệu quả nên khỉ phải thích nghi với các giới hạn của nhiệt độ. Người là một ngoại lệ của quy luật chung. Trung bình, chúng ta có tuyến mồ hôi nhiều hơn khỉ đến 5 lần, nhưng lông của chúng ta mỏng hơn chúng rất nhiều.

Bảo Châu (Theo Realfacts.ru)