Nghiên cứu từ trường đại học Winnipeg- Canada cho biết nhắn tin quá nhiều có thể khiến bạn có vấn đề về ngôn ngữ, trở nên nông cạn và ít tự trọng về bản thân.

Trong 3 năm với 2.300 sinh viên tại đại học Winnipeg– Úc được nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng số lượng tin nhắn trong ngày có thể nói lên tính cách của chủ nhân. Theo đó, có tới 30% trong tổng số 2.300 sinh viên nhắn tin hơn 200 lần/ngày và 12% nhắn tin hơn 300 lần/ngày.

{keywords}
Nhắn tin điện thoại quá nhiều gây ra những nguy cơ khó lường về sức khỏe.

Những thanh niên này thấy rằng những nguyên tắc sống đạo đức, thẩm mỹ hay tinh thần không quan trọng, mà trở nên nông cạn, có vấn đề về ngôn ngữ và bị ám ảnh bởi sự giàu có. Đáng chú ý là 30% trong số những người này thường đưa ra những ý kiến rất hời hợt, thay vào đó họ thể hiện cảm xúc nhiều hơn thông qua các nhóm trên mạng xã hội.

Được biết, cuộc nghiên cứu này dựa trên “lí thuyết nông cạn” trong cuốn sách có tựa đề “của tác giả Nicholas Carr có tên “Internet đã làm gì bộ não của chúng ta” xuất bản năm 2010. Lí thuyết chỉ ra rằng phương tiện truyền thông “siêu ngắn” như tin nhắn hay mạng xã hội Twitter tăng lên có liên hệ với nhận thức nông cạn và hiện tượng này cũng trở nên dễ chấp nhận hơn.

Tiến sĩ Paul Trapnell nói: "Tin tức mới và phương tiện truyền thông có nguy cơ không khuyến khích những suy nghĩ chủ động. Thanh niên nên quay trở lại với những cuốn sách thay vì dán mắt vào màn hình điện thoại".

Theo ANTĐ