Chỉ quan sát một đoạn văn bản mà một người viết bằng chiếc bút gắn cảm biến (sensor) trong 15 phút, các bác sĩ có thế phát hiện sớm người đó có sẽ bị bệnh Parkinson hay không.

Các nhà khoa học thuộc Trung tâm y tế Groningen (Hà Lan) đã thử nghiệm một phương pháp mới để chẩn đoán sớm bệnh Parkinson.

Trong thí nghiệm của mình, họ sử dụng bút cảm biến để ghi lại mối liên quan giữa hệ thần kinh và cơ bắp của người tham gia trong khi đang viết.

{keywords}
Bệnh Parkinson có thể được chẩn đoán trước thông qua nét chữ.

   
Để phân tích nét chữ, các nhà khoa học sử dụng các phương pháp của kỹ thuật số. Đồng thời họ cũng quan sát tất cả những gì diễn ra trong các bộ phận khác của cơ thể, nghĩa là từ trên xuống dưới.

“Dựa trên đoạn viết tay bằng chiếc bút đặc biệt này, trong khoảng 10-15 phút các bác sĩ có thể chẩn đoán người tham gia thí nghiệm có nguy cơ mắc bệnh Parkinson hay không”, bác sĩ Natasha Maurits, diều phối viên của Dự án tại bệnh viện  Groningen cho biết. 

“Đương nhiên bác sĩ không thể khẳng định ngay lập tức, mà chỉ có thể kết luận là người tham gia thí nghiệm có nhất thiết phải đến ngay để khám tiếp tại bác sĩ chuyên khoa thần kinh hay không mà thôi”, bà nói.

Theo bà, người mắc bệnh Parkinson bao giờ cũng viết ra những nét chữ mảnh mai hơn một những người khỏe mạnh. Trong giai đoạn thử nghiệm tiếp theo, các nhà khoa học sẽ so sánh các đoạn viết tay bằng bút cảm biến của người khoẻ mạnhứng người khỏe mạnh với chữ viết tay của bệnh nhân bị bệnh Parkinson và các rối loạn thần kinh khác. 

Bệnh Parkinson khá phổ biến ở người già. Nếu lấy nước Nga làm ví dụ thì số người mắc bệnh Parkinson ở nước này vào khoảng từ 100.000 đến 400.000 người, chủ yếu là người về hưu. Ở tuổi 65, tỷ lệ mắc bệnh là 1% trong khi ở tuổi 85 số người mắc bệnh từ 2,6% lên 4%.

Độ tuổi trung bình khởi phát bệnh là 55. Khoảng 10% các trường hợp được chẩn đoán trước tuổi 40.

Các triệu chứng của bệnh Parkinson là run tay và chân, mất chủ động khi vận động, đi lại khó khăn, phải có người dìu đỡ và kèm theo là rối loạn tâm thần ớ các mức độ khác nhau.

Bảo Châu (Theo Medpulse.ru)