Biết bạn đời ngoại tình khi cuộc sống gia đình vẫn yên ấm, có thể hạn chế bằng cách nào không?

{keywords}
Ảnh minh họa.

Điều quan trọng là tự biết những nhược điểm của mình: Ví dụ dễ bị cám dỗ, cả nể, thích tò mò…thì cần thay đổi nhiều thói quen để tránh nguy cơ sa vào sự không chung thuỷ với bạn đời; không nên sống xa nhau vì dễ phát sinh hành vi không kiềm chế, nếu đi xa nên thường xuyên gọi điện thoại cho bạn đời, tránh đi chơi một mình…

Cần có khả năng đồng cảm: Nghĩa là hiểu và biết hình dung một cách rõ ràng những tác hại ghê gớm của ngoại tình (gây đau khổ cho bạn đời và chính mình như thế nào), như vậy có thể vượt qua những thôi thúc tình cảm nhất thời. Khả năng đồng cảm ấy không phải nhiều người có được và trong thực tế nhiều khi nó còn có giá trị hơn cả những răn dậy tôn giáo. Ngoài ra, sự đồng cảm còn có ích cho nhiều hoàn cảnh khác, ví dụ khi người chồng biết bạn đời đã bị lạm dụng tình dục trong quá khứ và biết tránh những tình huống gợi lại kỷ niệm đau buồn.

Khi biết bạn đời có dấu hiệu ngoại tình, đừng tìm cách trả thù: Kiểu hành vi ông ăn chả bà ăn nem để trả thù hay để xoa dịu lòng tự trọng là sự phá hoại nặng nề. Có người đã nói rằng trong một cặp vợ chồng khi một bên thắng trả thù và bên kia thua - bị trả miếng - thì về lâu dài không ai thắng cả. Trả thù trong tình yêu đem lại nhiều tình cảm nặng nề và mặc cảm tội lỗi hơn là cảm giác thoả mãn, ấy là chưa kể nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS.

Mỗi người chấp nhận sự ngoại tình khác nhau, nhiều người cố gắng giải quyết theo hướng xây đắp, chọn giải pháp li dị gặp ở nam nhiều hơn nữ. Hình như khó có thể loại trừ ngoại tình trong đời sống con người nhưng có thể hạn chế khi vợ chồng có hiểu biết về tâm lý và tình dục, sống cởi mở, quan tâm đến nhau, trao đổi chân thành ngay cả khi có dấu hiệu ngoại tình thay vì tìm cách trả thù.

(Theo Danviet)