Các nhà khoa học đã phát hiện thấy 3 “siêu Trái đất” có thể tồn tại sự sống quay quanh một ngôi sao gần Hệ Mặt trời.

{keywords}

Hình ảnh mô phòng “siêu Trái đất” Gliese 667Cb quay quanh ngôi sao Gliese 667C.

Các hành tinh giống Trái đất mới được phát hiện có quỹ đạo quay quanh ngôi sao Gliese 667C nằm trong chòm sao Scorpius, cách hành tinh của chúng ta khoảng 22 năm ánh sáng. Các nhà thiên văn học tin rằng 3 hành tinh mới nằm trong vùng có thể tồn tại sự sống của ngôi sao Gliese 667C. Đây là khu vực có khoảng cách lý tưởng cho phép nhiệt độ ở mức vừa phải và nước ở dạng lỏng.

Bởi vì Gliese 667C là một thành viên của hệ sao ba, nên một người đứng trên một trong các hành tình của ngôi sao này sẽ nhìn thấy có tới 3 “Mặt trời” xuất hiện. Vào buổi tối, hai ngôi sao còn lại sẽ sáng như Mặt trăng tròn trên Trái đất.

Những nghiên cứu trước đây đã xác định có 3 hành tinh, bao gồm 1 hành tinh có thể tồn tại sự sống quay quanh ngôi sao Gliese 667C. Nhưng sau đó, các nhà thiên văn học đã phát hiện thêm 4 hành tinh khác quay quanh ngôi sao này nhờ sử dụng dữ liệu từ nhiều kính thiên văn học.

Tiến sĩ Guillem Anglada-Escuda, người đứng đầu nghiên cứu thuộc trường đại học Gottingen (Đức), cho biết: “Chúng tôi đã xác định được 3 tín hiệu mạnh từ ngôi sao, nhưng có thể các hành tinh khác nhỏ hơn Trái đất nên chúng không xuất hiện rõ trong dữ liệu từ kính thiên văn.”

Ngôi sao Gliese 667C nhỏ hơn, mờ hơn và mát hơn so với Mặt trời. Vì thế, vùng tồn tại của sự sống của Gliese 667C nằm tương đối gần bè mặt của ngôi sao này. Điều này sẽ có ích đối với các nhà thiên văn học, bởi vì công nghệ hiện nay rất khó phát hiện những hành tinh nhỏ hơn Trái đất có quỹ đạo cách xa ngôi sao mẹ.

Vì các các ngôi sao có khối lượng thấp chiếm khoảng 80% ngôi sao trong thiên hà của chúng ta, nên các nhà thiên văn học hy vọng chúng có thể là nguồn cung cấp những hành tinh có điều kiện phù hợp để sự sống phát triển.

Hà Hương (Theo Daily Mail)