Khỉ đột Snowflake, gấu túi Onya-Birri hay cá heo hồng Pinky được các chuyên gia khắp nơi trên thế giới chú ý bởi chúng là sản phẩm của hiện tượng bạch tạng động vật hiếm thấy.

Khỉ đột Snowflake

{keywords}

Khỉ đột có tên Snowflake đến vườn thú Barcelona (Tây Ban Nha) vào những năm 1960. Snowflake có 22 con nhưng không con nào bị bạch tạng giống bố. Trong những năm tháng cuối đời, rất nhiều du khách đổ xô đến vườn thú Tây Ban Nha để xem con khỉ đột. Tháng 9/2003, Snowflake chết vì ung thư da.

Cá sấu Claude

{keywords}

Cá sấu Claude là nhân vật nổi tiếng nhất ở Viện khoa học California. Trước đây Claude ở chung với con cá sấu khác có tên là Bonnie nhưng sau đó 2 con cá sấu này “chia tay” do mắt Claude kém, hay lao vào các vật dụng và cả Bonnie. Bonnie có lần quay lại cắn vào chân của Claude và Bonnie bị chuyển đến nơi khác.

Chim cánh cụt Snowdrop

{keywords}

Snowdrop nổi bật so với các con cùng đàn bởi màu trắng toát từ đầu đến chân của nó. Sinh ra tại vườn thú Bristol (Anh), con vật nhanh chóng trở thành nổi tiếng. Snowdrop chỉ sống được trong vài năm và chết đột ngột vào tháng 8/2004.

Gấu túi Onya-Birri

{keywords}

Chú gấu túi đặc biệt này chào đời tại vườn thú San Diego năm 1997. Mặc dù người ta vẫn truyền tai nhau rằng có nhiều con gấu túi bạch tạng tồn tại trong tự nhiên nhưng Onya-Birri là nhân vật thuộc giống này đầu tiên được biết tới.

Cá voi lưng gù Migaloo

{keywords}

Migaloo là chú cá voi lưng gù bạch tạng nổi tiếng ở Australia. Vào mùa di cư, Migaloo thường bơi dọc vùng biển phía đông của Australia. Được phát hiện lần đầu tiên năm 1991, Migaloo là cá voi lưng gù bạch tạch đầu tiên được biết tới.  

Cá nhà táng Mocha Dick

{keywords}

Mocha Dick được cho là sống sót sau hơn 100 trận chiến với các con cá voi khác trước khi bị chết. Năm 1838, Mocha Dick bị giết chết sau khi cứu con bò bị cá voi khác cướp mất bê con.

Cá heo hồng

{keywords}

Năm 2007, một thuyền trưởng người Louisiana (Mỹ) phát hiện ra một con cá voi màu hồng bơi giữa đàn cá voi ở hồ Calcasieu, vịnh Mexico. Con cá heo này hồng từ mắt đến da nên được đặt tên là Pinky. 

Giải thích cho hiện tượng đặc biệt này, nhà sinh vật học Regina Asmutis-Silvia, đang nghiên cứu tại trung tâm bảo tồn cá heo và cá voi có tên Whale and Dolphin Conservation Society nói rằng đây là hiện tượng bạch tạng do đột biến gene gây ra. 

Chuyên gia Regina Asmutis-Silvia cũng nói thêm rằng, hiện tượng bạch tạng xảy ra ở loài cá heo là cực kỳ hiếm thấy.

Theo Infonet