Các nhà khoa học tại Đại học Southampton (Anh) đã tiến hành một loạt thí nghiệm trên mô hình mô phỏng loài khủng long xa xưa và phát hiện ra những điều vô cùng thú vị về khả năng bay lượn của loài này.
Các nhà khoa học đã chế tạo ra Microraptor, mô hình khủng long bay có 4 cánh để mô tả quá trình bay lượn và vỗ cánh dựa vào những mô tả về loài khủng long đầu tiên sống cách đây 140 triệu năm thuộc kỷ Phấn trắng.
Microraptor – mô hình khủng long bay.
Các chuyến bay mô phỏng diễn ra trong hầm gió, với sức gió hơn 20m/s. Thí nghiệm cho thấy Microraptor có thể bay lượn ổn định nhất khi mở rộng đôi cánh của nó. Điều thú vị là đôi cánh của chúng có cấu tạo rất đơn giản chứ không cần phải quá tinh vi như nhiều người nghĩ.
Hình ảnh đường hầm gió, nơi diễn ra thí nghiệm.
Roeland de Kat, đồng tác giả nghiên cứu, cho hay: "Những gì thu được sau khi thí nghiệm với Microraptor là rất phù hợp với các mẫu hóa thạch khủng long. Nó cũng góp phần củng cố giả thuyết: những sinh vật biết bay đầu tiên tiến hóa từ loài khủng long vốn không biết bay. Những loài này sau đó đã thích nghi và hình thành nên những đặc điểm khí động học giúp chúng bay lượn. Điều thú vị là hiệu quả khí động học không phải là yếu tố quyết định khả năng bay lượn của Microraptor".
Gareth Dyke và Roeland de Kat - Hai tác giả của cuộc nghiên cứu.
Nghiên cứu được công bố trên số mới nhất của Nature Communications. Kết quả nghiên cứu đã chấm dứt tranh luận về lịch sử tiến hóa của loài khủng long có lông vũ và khả năng bay của chúng.
(Theo Dân Việt)