Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát hiện một bệnh nhiễm trùng mới, rất nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao do bọ mang virus lan truyền.

Trung Quốc vừa phát hiện một tác nhân lan truyền virus nhờ một công trình nghiên cứu thận trọng về vụ bùng phát một bệnh nhiễm trùng hoàn toàn mới với tỷ lệ tử vong cao, xuất hiện tại nước này bắt đầu từ tháng ba năm 2009.

Loài bọ mang virus nguy hiểm mới được phát hiện.

Mùa hè năm đó, các nhà khoa học tách ra được từ vật liệu sinh khối của một bệnh nhân mắc bệnh lạ này một virus có ADN trước đây người ta chưa từng biết tới. Sau này virus đó được tìm thấy ở tất cả các người đồng bệnh. Trong quá trình tìm kiếm các tác nhân làm bệnh lây lan, các nhà khoa học đã nghiên cứu muỗi và các loại bọ mạt tại các địa phương mà dich bệnh đang hoành hành.

Người ta phát hiện ra 5,4% số bọ gọi là chinamite (tạm dịch là “bọ Tàu”, ảnh phóng to) bắt được có virus mới đó và khẳng định chính chúng là thủ phạm lan truyền bệnh. Để có kết luận chắc chắn về mối liên quan giữa bệnh và bọ, cũng như để xác định vectơ lan truyền vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu nữa

Bệnh nhiễm trùng do các nhà khoa học Trung Quốc tìm ra được gọi là “Hội chứng sốt cấp tính giảm tiểu cầu (thrombocytopenia)”. Nó làm tổn thương trước hết tiểu cầu và tế bào limpho (lymphocyte) của người bệnh và nhanh chóng dẫn đến huỷ hoại các cơ quan khác trong cơ thể bệnh nhân. Tỷ lệ tử vong của những người mắc bệnh này lên tới 12%.

Bảo Châu (Theo KM.ru)