Bạn đọc ở địa chỉ mebo...@gmail.com hỏi:
Chúng tôi có một cháu trai, năm nay đã lên 4. Vợ chông tôi muốn biết cháu có năng khiếu gì để hướng dẫn cho nó, nhằm phát huy từ khi còn nhỏ tuổi. Vậy làm thế nào để nhận biết?
Trả lời:
Câu hỏi của bạn cũng chính là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh đối với chúng tôi. Trước hết xin nhấn mạnh là không trẻ em nào lại không trở thành xuất sắc ở những việc làm phù hợp với năng khiếu của mình. Ngay cả những người gọi là thiên tài cũng chỉ thật giỏi ở một vài mặt nào đó mà thôi. Nếu các bậc phụ huynh không khéo phát hiện mà dựa vào ý muốn chủ quan của mình bắt trẻ phải theo thì chẳng những chúng khó thành tài mà còn làm thui chột một khả năng nào đó vốn có của chúng.
Các nhà tâm lý đã đề xuất một số câu hỏi để bạn tự quan sát cháu và trả lời rồi tổng kết. Chúng có thể phần nào phát hiện năng khiếu ở con mình. Đó là:
1.Cháu có nhớ và thuộc nhiều đoạn văn, bài thơ không?
2.Cháu có chú ý đến sự thay đổi tính tình của bố mẹ, vui, buồn, cáu kỉnh, sung sương không?
3.Cháu có hay hỏi “Tại sao” không?
4.Lúc nào cháu cũng có một “việc”gì đó để làm, đúng không ?
5.Cháu lắp ráp đồ chơi có khéo léo, nhanh gọn không ?
6.Có thích múa, hát theo nhạc không ?
7.Khi hỏi, có hay”truy đuổi” bạn đến cùng bằng các câu liên tiếp không ?
8.Nếu bạn cố tình thay đổi vài từ hoặc một chi tiết nhỏ trong câu chuyện cháu đã biết, cháu có nhận ra và lập tức sửa lại ngay không ?
9.Cháu có thích leo lên xe đạp hoặc tham gia các trò chơi tập thể không?
10.Có thích bịa ra một câu chuyện và đóng một vai không?
11.Đi đường, cháu có nhận ra những phố xá đã đi qua không?
12.Có thích tô màu tranh trong sách và tự vẽ không?
13.Có thích nghe nhạc, dựa vào âm thanh đoán được nhạc cụ gì không?
14.Có giỏi bắt chước động tác của người khác không?
15.Có thích phân loại các đồ chơi theo kích thước hoặc hình dạng không?
16.Cháu có hay lý sự để thanh minh cho mình “Tại vì…” gì đó không?
17.Có thích kể chuyện và kể sinh động không?
18.Có thể phân biệt những tiếng động hoặc giọng nói của người quen không (chẳng hạn nghe điện thoại lập tức biết ai gọi đên)?
19.Mới gặp một người lạ (hoặc xem trên Tivi), cháu có biết nhận xét người đó giống ai đó không?
20.Cháu có thể biết chính xác mình sẽ làm được hoặc không làm được gì không?
Bạn hãy tự đặt tình huống nhiều lần để cháu thể hiện, quan sát kỹ và ghi chép.
Những câu 1, 8, 17 thuộc về tài năng ngôn ngữ; 2, 10, 19 thuộc năng lực nhận thức, 3, 7, 15 thuộc khả năng tư duy logic; 4, 11, 13 thuộc tri giác về không gian; 5, 9, 14 thuộc khả năng vận động, 5, 12, 18 thuộc khả năng âm nhạc; 10, 16, 20 thuộc khả năng tự nhận thức về bản thân mình. Nếu trên cơ sở quan sát, bạn thấy có thể khẳng định được cả 3 câu thuộc một lĩnh vực thì chắc chắn con bạn có khả năng về lĩnh vực đó.
Khi đã phát hiện được tài năng của cháu trong lĩnh vực nào, bạn nên bồi dưỡng chu đáo để phát huy mặt đó, nhưng không nên cưỡng bức. Lớn lên dần, năng khiếu sẽ bộc lộ rõ hơn và bạn có thể giúp nó chọn được một “nghề” thích hợp.
Song Hà
Chúng tôi có một cháu trai, năm nay đã lên 4. Vợ chông tôi muốn biết cháu có năng khiếu gì để hướng dẫn cho nó, nhằm phát huy từ khi còn nhỏ tuổi. Vậy làm thế nào để nhận biết?
Trả lời:
Câu hỏi của bạn cũng chính là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh đối với chúng tôi. Trước hết xin nhấn mạnh là không trẻ em nào lại không trở thành xuất sắc ở những việc làm phù hợp với năng khiếu của mình. Ngay cả những người gọi là thiên tài cũng chỉ thật giỏi ở một vài mặt nào đó mà thôi. Nếu các bậc phụ huynh không khéo phát hiện mà dựa vào ý muốn chủ quan của mình bắt trẻ phải theo thì chẳng những chúng khó thành tài mà còn làm thui chột một khả năng nào đó vốn có của chúng.
Khi phát hiện tài năng ở trẻ nên bồi dưỡng chu đáo nhưng không nên cưỡng bức. |
Các nhà tâm lý đã đề xuất một số câu hỏi để bạn tự quan sát cháu và trả lời rồi tổng kết. Chúng có thể phần nào phát hiện năng khiếu ở con mình. Đó là:
1.Cháu có nhớ và thuộc nhiều đoạn văn, bài thơ không?
2.Cháu có chú ý đến sự thay đổi tính tình của bố mẹ, vui, buồn, cáu kỉnh, sung sương không?
3.Cháu có hay hỏi “Tại sao” không?
4.Lúc nào cháu cũng có một “việc”gì đó để làm, đúng không ?
5.Cháu lắp ráp đồ chơi có khéo léo, nhanh gọn không ?
6.Có thích múa, hát theo nhạc không ?
7.Khi hỏi, có hay”truy đuổi” bạn đến cùng bằng các câu liên tiếp không ?
8.Nếu bạn cố tình thay đổi vài từ hoặc một chi tiết nhỏ trong câu chuyện cháu đã biết, cháu có nhận ra và lập tức sửa lại ngay không ?
9.Cháu có thích leo lên xe đạp hoặc tham gia các trò chơi tập thể không?
10.Có thích bịa ra một câu chuyện và đóng một vai không?
11.Đi đường, cháu có nhận ra những phố xá đã đi qua không?
12.Có thích tô màu tranh trong sách và tự vẽ không?
13.Có thích nghe nhạc, dựa vào âm thanh đoán được nhạc cụ gì không?
14.Có giỏi bắt chước động tác của người khác không?
15.Có thích phân loại các đồ chơi theo kích thước hoặc hình dạng không?
16.Cháu có hay lý sự để thanh minh cho mình “Tại vì…” gì đó không?
17.Có thích kể chuyện và kể sinh động không?
18.Có thể phân biệt những tiếng động hoặc giọng nói của người quen không (chẳng hạn nghe điện thoại lập tức biết ai gọi đên)?
19.Mới gặp một người lạ (hoặc xem trên Tivi), cháu có biết nhận xét người đó giống ai đó không?
20.Cháu có thể biết chính xác mình sẽ làm được hoặc không làm được gì không?
Bạn hãy tự đặt tình huống nhiều lần để cháu thể hiện, quan sát kỹ và ghi chép.
Những câu 1, 8, 17 thuộc về tài năng ngôn ngữ; 2, 10, 19 thuộc năng lực nhận thức, 3, 7, 15 thuộc khả năng tư duy logic; 4, 11, 13 thuộc tri giác về không gian; 5, 9, 14 thuộc khả năng vận động, 5, 12, 18 thuộc khả năng âm nhạc; 10, 16, 20 thuộc khả năng tự nhận thức về bản thân mình. Nếu trên cơ sở quan sát, bạn thấy có thể khẳng định được cả 3 câu thuộc một lĩnh vực thì chắc chắn con bạn có khả năng về lĩnh vực đó.
Khi đã phát hiện được tài năng của cháu trong lĩnh vực nào, bạn nên bồi dưỡng chu đáo để phát huy mặt đó, nhưng không nên cưỡng bức. Lớn lên dần, năng khiếu sẽ bộc lộ rõ hơn và bạn có thể giúp nó chọn được một “nghề” thích hợp.
Song Hà