Tuabin điện gió, cùng với bệnh mũi trắng đang làm suy giảm nghiêm trọng số lượng dơi, và ngành nông nghiệp phải tốn phí hàng tỷ đô la mỗi năm, do côn trùng phá hoại.

Các nhà khoa học cho biết quần thể dơi trong tiểu bang Indiana mỗi năm đã ăn 1,3 triệu con côn trùng. Dơi và các sinh vật hoạt động về đêm ăn một lượng lớn các loài côn trùng gây hại cây trồng. Dơi bị chết khiến nông dân phải chi thêm tiền mua thuốc trừ sâu, trị giá tới 1,3 tỷ bảng Anh.

Hàng ngàn con dơi đã chết khi bị hút vào cánh quạt của tuabin điện gió, xác dơi tìm thấy ngổn ngang gần các trang trại điện gió. Các nhà khoa học tin rằng những thay đổi đột ngột áp suất không khí gần tua bin có thể làm cho phổi của các sinh vật nhỏ bé bị suy sụp. Việc gia tăng của tua bin gió phát điện ở Hoa Kỳ và Châu Âu đã trở thành một mối đe dọa lớn đối với loài dơi.

Việc gia tăng của tua bin gió phát điện ở Hoa Kỳ và Châu Âu đã trở thành một mối đe dọa lớn đối với loài dơi.

Tiến sỹ Gary McCracken, Đại học Tennessee ở Knoxville đã nói với phóng viên Daily Telegraph: “Nên hành động ngay vì loài động vật có vú bay về đêm, có đặc trưng là khoảng thời gian giữa hai thế hệ kéo dài và tốc độ sinh sản thấp. Có nghĩa là phục hồi số lượng trong nhiều thập kỷ, thậm chí nhiều thế kỷ. Nếu không có dơi, sản lượng cây trồng bị ảnh hưởng, cho dù có  tăng thuốc trừ sâu. Dơi có tiềm năng to lớn đến kinh tế nông nghiệp và lâm nghiệp”.

Justin Boyles, thuộc Đại học Pretoria, Nam Phi cho rằng: “Dơi là một trong động vật cần bảo tồn, vì chúng quan trọng đối với sự toàn vẹn của hệ sinh thái và có lợi ích cao”.

Ngoài nguyên nhân giảm số lượng đã nêu, dơi còn bị một căn bệnh bí ẩn, gọi là hội chứng mũi trắng, làm hàng ngàn con chết trong các nhóm dơi, đang lây lan nhanh  trên toàn Đông bắc Mỹ và Canada. Một nghiên cứu công bố năm ngoái cho thấy bệnh này có thể gây ra sự tuyệt chủng trong khu vực của một loài dơi dơi ít được biết đến như dơi nâu.

Bệnh này liên quan đến một loại nấm lây lan giữa các loài dơi khi chúng ngủ đông, ảnh hưởng đến ít nhất bảy loài.

Hy vọng các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách quan tâm đến việc bảo vệ những đàn dơi, vì lợi ích của nền nông nghiệp.

Nguyễn Dược (Tổng hợp)