Lâu nay, dư luận thường nói nhiều đến kỹ thuật di truyền, đặc biệt là di truyền con người, nhân bản vô tính, tế bào gốc và cả các sản phẩm chuyển gen... Bên cạnh những ưu điểm, dư luận đang lo ngại mặt trái của các kỹ thuật này, đặc biệt là khi nó bị lợi dụng, vượt quá tầm kiểm soát của con người.

Kỹ thuật di truyền con người (GEH) hay kỹ thuật nhân bản, bắt đầu trở nên sôi động từ khi các nhà khoa học giải mã xong hệ gen người và ra đời các tế bào gốc.

{keywords}

Hiểm họa từ kỹ thuật GEH do sử dụng sai mục đích (ảnh minh họa).

Với sự phát triển như vũ bão của ngành công nghiệp di truyền, con người sợ rằng, trong tương lai GEH sẽ bị lợi dụng, làm thay đổi các vật liệu di truyền hay ADN trong cơ thể người, tạo ra những sản phẩm không đúng quy luật tự nhiên.

Ví dụ như siêu nhân hay những đứa trẻ được "thiết kế trước". GEH, từng được đề cập trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng, sử dụng cơ cấu sinh vật dạng virus đưa vào trong gen mới và sau đó đưa vào cơ thể người. Tuy xếp chung vào với kỹ thuật nhân bản nhưng kỹ thuật nhân bản vô tính ADN người  lại có tới 3 dạng khác nhau: nhân bản ADN, nhân bản liệu pháp và nhân bản vô tính sinh sản. Sản phẩm cừu Dolly được các nhà khoa học Anh tạo ra là nhân bản vô tính.

Những sản phẩm người bị thay đổi về mặt di truyền

Theo BBC, tháng 5-2001, các chuyên gia ở Viện Y học sinh sản St. Barnabas ở New Jersey Mỹ cho biết đã tạo được 30 bào thai bằng kỹ thuật GEH (15 ca sinh được thực hiện tại Mỹ) cho những phụ nữ vô sinh bằng cách sử dụng gen hiến tặng của nhóm phụ nữ khỏe mạnh.

Hai đứa trẻ được thử nghiệm dương tính với một lượng nhỏ gen bổ sung mà không được kế thừa từ cha mẹ. Khi được 1 tuổi, thử nghiệm vật liệu di truyền cho thấy, chúng mang 2 ADN ty thể (Mitochondria DNA), các ty thể ADN được kế thừa từ người mẹ. Ngoài ra, qua thử nghiệm ADN của 2 đứa trẻ này còn cho thấy, chúng có hai mẹ, điều này xảy ra giống như chuyển giao ty thể có trong tự nhiên.

Mặc dù thành công nhưng nghiên cứu nói trên đã bị cộng đồng khoa học phản đối, đặc biệt là việc bổ sung thêm gen có thể làm thay đổi dòng tinh trùng của đứa trẻ trong tương lai. Điều này có nghĩa, thế hệ tương lai sẽ bị ảnh hưởng do pha trộn ADN ty thể, làm tăng gấp đôi vật liệu ADN và  dẫn đến làm tăng bệnh tật. Hiện tượng trên được chuyên môn gọi là "đồng giới ty thể", căn bệnh có thể phát sinh bất cứ lúc nào trong cuộc đời con người.

Ngoài sản phẩm trên, năm 2000 các nhà khoa học Nhật Bản còn gieo trồng thành công tinh trùng trong phòng thí nghiệm dùng cho mục đích nhân bản liệu pháp, chữa bệnh vô sinh cho con người.

Tháng 9-2001, nhóm chuyên gia ở Đại học Y khoa Sun Yat- Sen ở Quảng Châu, Trung Quốc đưa ADN của một đứa trẻ vào trong một trứng thỏ rỗng sau đó cho phát triển thành phôi người. Mục đích là tạo ra các mô cấy ghép dùng cho liệu pháp chữa bệnh, các tế bào nhân bản sau đó được dùng để tạo các tế bào gốc.

Mối nguy hiểm của kỹ thuật GEH

Sở dĩ kỹ thuật này bị dư luận lên án là do mục đích ứng dụng không mang tính nhân đạo.

Trên thực tế, kỹ thuật di truyền con người được xem là mang tính kỳ thị, từng được Đức Quốc xã thí nghiệm trên những người Do Thái tại các trại tập trung hồi Thế chiến II.

Đến đầu năm những năm 1990, nhiều quốc gia phản đối dự án này, kể cả Đức - nơi tiên phong cho ra đời đạo luật có tên Đạo luật bảo vệ phôi thai (EPA). Nhiều quốc gia Châu Âu cũng ban hành các đạo luật cấm nhân bản tương tự, đặc biệt là dùng kỹ thuật di truyền bằng mầm và nhân bản vô tính.

Theo CAND/TSW