Bằng cách chụp ảnh chân dung của mọi người và tạo ra những bức ảnh đối xứng bằng cách sử dụng nửa mặt trái hoặc nửa mặt phải của đối tượng, một nhiếp ảnh gia người Mỹ đã vô cùng kinh ngạc khi phát hiện ra sự khác biệt rõ ràng giữa hai bên mặt người.

{keywords}

Nhiếp ảnh gia Alex John Beck, 32 tuổi, đến từ New York, Mỹ cho biết, những bức ảnh chân dung đối xứng, sử dụng nửa mặt phải và nửa mặt trái của một người, dường như đã tạo ra hai khuôn mặt "song sinh" có khác biệt nhỏ, nhưng dễ thấy.

Trong bức ảnh sử dụng nửa trái mặt, một người đàn ông hiện ra với một chiếc cổ tương đối thon gọn, với các nốt ruồi cân xứng ở mỗi bên má, phía dưới mắt. Nhưng trong bức ảnh sử dụng nửa phải mặt của người đàn ông đó, ông dường như đang sở hữu chiếc cổ to hơn với các mạch máu nổi rõ trên da má.

Trong khi đó, đôi mắt của một cô gái tiến sát hơn về phía nhau ở bức chân dung đối xứng nửa phải mặt, nhưng duy trì được vị trí cân bằng hoàn hảo ở ảnh chân dung đối xứng nửa trái mặt.

Nhiếp ảnh gia Beck, những người được anh chụp ảnh bày tỏ sự ngạc nhiên và thất vọng khi nhìn thấy hai bức ảnh "song sinh" của khuôn mặt mình. Mô tả về các phản ứng của họ, anh Beck nói: "Họ thường không vui khi nhìn thấy sự khác biệt, dù rất nhỏ về cảm xúc giữa hai nửa khuôn mặt. Chẳng hạn như, một nửa mặt thường cho thấy sự tập trung hay chú ý hơn nửa còn lại ... Điều này hé lộ sự thiết kiểm soát hoàn toàn của chủ thể đối với biểu hiện của khuôn mặt mình".

Theo cây bút khoa học Sam Kean, nửa trái khuôn mặt của chúng ta diễn cảm hơn nửa phải, vì chúng chịu sự kiểm soát của phần não phụ trách các cảm xúc.

Nửa trái của bộ não kiểm soát ngôn ngữ, trong khi nửa phải chịu trách nhiệm về nhận thức không gian và nhận diện các khuôn mặt. Nửa phải của bộ não cũng kiểm soát phía trái của cơ thể, khiến phía bên trái cơ thể của chúng ta biểu cảm hơn.

Tuấn Anh (Theo Daily Mail)