Các nhà khoa học tại Viện Sinh học Quốc gia Trung Quốc đã phát hiện cách để đoán chính xác tuổi thọ của loài giun - nghiên cứu được xem là bước đột phá dẫn tới khả năng dự báo tuổi thọ con người.
Các nhà khoa học đã phát hiện cách để đoán chính xác tuổi thọ của giun. |
Theo công trình được công bố trên tạp chí Nature, nhóm nghiên cứu phát hiện bí ẩn của dòng đời sinh vật bằng cách quan sát sự cháy trong hoạt động của các ty lạp thể nhằm tạo năng lượng cho tế bào.
Quan sát sự cháy ở ty lạp thể của loài giun tròn nematode, GS Meng-Qiu Dong và cộng sự phát hiện các protein phát sáng khi ty lạp thể bị hủy hoại. Nhóm nghiên cứu cho rằng lượng phát sáng trong ty lạp thể đó có nguyên nhân từ sự hiện diện nhiều hay ít của các gốc tự do.
Các nhà khoa học cho rằng các gốc tự do chồng chất thêm, phát xuất từ sự chuyển hóa của tế bào, phản ánh quá trình già nua của sinh vật. Thí nghiệm ở loài giun tròn cho thấy hoạt động cháy ty lạp thể càng thấp thì giun sống lâu hơn, ngược lại, ty lạp thể cháy càng cao, giun chết sớm - chết trước 21 ngày.
Có thể đoán biết tuổi thọ con người căn cứ vào quan sát về sự cháy của ty lạp thể. |
Nhóm nghiên cứu nêu khả năng đoán biết tuổi thọ con người căn cứ vào quan sát về sự cháy của ty lạp thể như họ đã thí nghiệm ở loài giun. Họ cho rằng có thể quan sát khả năng sống lâu ở con người khi người đó bước vào tuổi trưởng thành.
Thuyết gốc tự do liên quan đến lão hóa đã được khởi xướng từ năm 1972 nhưng vẫn còn nhiều tranh cãi. Thuyết này cho rằng quá trình già nua là do tế bào tích tụ các gốc tự do bị tổn hại theo thời gian. GS Dong tuyên bố: “Đốm cháy ty lạp thể tạo khả năng dự báo đáng kinh ngạc về thời gian tồn tại của sinh vật. Học thuyết ty lạp thể về lão hóa là sự thật”.
Theo NLĐO/Daily Mail