Các nhà nghiên cứu Đức đã phát triển thành công một tấm màng cảm ứng đặc biệt, có khả năng đổi màu khi phát hiện thực phẩm đóng gói đã bị hư hỏng.
Hiện nay, người tiêu dùng thường dựa vào thời hạn sử dụng in trên bao bì các sản phẩm để xác định thực phẩm còn tươi mới hay đã bị hư hỏng, không còn sử dụng được nữa. Tuy nhiên, họ có thể bị đánh lừa bởi các bao bì in nhập nhèm, thiếu thông tin hoặc bị làm giả ngày tháng sản xuất và hạn sử dụng sản phẩm.
Để giúp người tiêu dùng hết bán tín bán nghi về các thực phẩm đóng gói mà họ định mua, các nhà nghiên cứu ở Munich, Đức đã phát triển một tấm màng cảm ứng mới dành cho bao bì thực phẩm. Tấm màng đặc biệt này sẽ đổi màu, từ vàng sang xanh, khi thực phẩm bị hư hỏng.
Tấm màng cảm ứng có thể được đặt trực tiếp vào bên trong bao bì sản phẩm, nơi nó sẽ phản ứng với các amin hữu cơ - những phân tử sinh ra khi thực phẩm, đặc biệt là thịt và cá, phân rã và gây mùi hôi. Khi các amin lẫn vào không khí bên trong bao bì mới, tấm màng cảm ứng phản ứng và chuyển thành màu xanh.
Trang Discovery dẫn lời Anna Hezinger, một thành viên nhóm sáng chế thuộc Viện nghiên cứu Fraunhofer, khẳng định: "Không giống như ngày hết hạn sử dụng in trên bao bì sản phẩm, các thông tin do tấm màng cảm biến cung cấp không dựa trên sự ước đặt mà căn cứ vào thực tế trạng thái của thực phẩm".
Nhóm nghiên cứu hiện cũng đang phát triển màng cảm biến với bộ đo đếm gắn liền, giúp các công nhân trong ngành công nghiệp thực phẩm và đóng gói có thể trực tiếp kiểm tra độ tươi mới của các sản phẩm thực phẩm. Bộ đo đếm sẽ phân tích khách quan phản ứng màu sắc của tấm màng cảm ứng và cung cấp đánh giá về độ tươi mới của thực phẩm chính xác hơn.
Tấm màng cảm ứng chuyển màu từ vàng sang xanh khi thực phẩm bị hư hỏng. Ảnh: Discovery. |
Để giúp người tiêu dùng hết bán tín bán nghi về các thực phẩm đóng gói mà họ định mua, các nhà nghiên cứu ở Munich, Đức đã phát triển một tấm màng cảm ứng mới dành cho bao bì thực phẩm. Tấm màng đặc biệt này sẽ đổi màu, từ vàng sang xanh, khi thực phẩm bị hư hỏng.
Tấm màng cảm ứng có thể được đặt trực tiếp vào bên trong bao bì sản phẩm, nơi nó sẽ phản ứng với các amin hữu cơ - những phân tử sinh ra khi thực phẩm, đặc biệt là thịt và cá, phân rã và gây mùi hôi. Khi các amin lẫn vào không khí bên trong bao bì mới, tấm màng cảm ứng phản ứng và chuyển thành màu xanh.
Trang Discovery dẫn lời Anna Hezinger, một thành viên nhóm sáng chế thuộc Viện nghiên cứu Fraunhofer, khẳng định: "Không giống như ngày hết hạn sử dụng in trên bao bì sản phẩm, các thông tin do tấm màng cảm biến cung cấp không dựa trên sự ước đặt mà căn cứ vào thực tế trạng thái của thực phẩm".
Nhóm nghiên cứu hiện cũng đang phát triển màng cảm biến với bộ đo đếm gắn liền, giúp các công nhân trong ngành công nghiệp thực phẩm và đóng gói có thể trực tiếp kiểm tra độ tươi mới của các sản phẩm thực phẩm. Bộ đo đếm sẽ phân tích khách quan phản ứng màu sắc của tấm màng cảm ứng và cung cấp đánh giá về độ tươi mới của thực phẩm chính xác hơn.
- Thanh Bình