Các nhà khoa học thuộc trường Đại học California (Mỹ) đã tìm thấy bằng chứng chứng minh loài khủng long ăn thịt thường thức và đi săn mồi vào ban đêm.
Các giả thuyết trước đây cho rằng, các loài động vật có vú trong kỷ nguyên khủng long thường đi kiếm ăn vào ban đêm khi các loài khủng long ăn thịt không hoạt động. Tuy nhiên, những nghiên cứu hóa thạch của mắt khủng long cho thấy giả thuyết này không hoàn toàn đúng.
Các nhà khoa học thuộc trường Đại học California đã tiến hành đo kích thước hốc mắt, màng cứng, vòng xương bao quanh mống mắt ở hóa thạch của 33 loài bò sát bao gồm khủng long ăn thịt và ăn cỏ cũng như thằn lằn bay đã tuyệt chủng. Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành đo tương tự với 164 loài đang sống khác.
Theo các nghiên cứu khoa học, các động vật hoạt động về đêm cần thu lượng ánh sáng tối đa, nên chúng mở mắt to hết sức có thể. Trong khi đó, động vật hoạt động ban ngày có nhiều ánh sáng để nhìn, mắt chúng không mở to hết cỡ để giảm năng lượng phải sử dụng, khiến đồng tử bị siết lại nhằm giảm lượng ánh sáng đi vào và cũng giúp chúng nhìn rõ và tập trung vào hình ảnh.
Kết quả phân tích các số đo hốc và màng cứng mắt của những hóa thạch trên cho thấy, các loài khủng long ăn cỏ khổng lồ là những động vật kiếm ăn cả ngày lẫn đêm, giống như loài voi ngày nay bởi vì chúng có thân hình rất to lớn nên phần lớn thời gian của chúng là ăn.
Tuy nhiên, các loài khủng long ăn thịt nhỏ thường đi săn mồi vào ban đêm. Hiện tại, các nhà khoa học chưa thể xác định được liệu những loài khủng long ăn thịt khổng lồ như Tyrannosaurus rex có đi săn mồi vào ban đêm hay không vì hóa thạch được tìm thấy của loài khủng long này không còn vết tích của màng cứng mắt.
Tờ Daily Mail dẫn lời tiến sĩ Ryosuke Motani, người đứng đầu nghiên cứu, nói: “Những nghiên cứu hóa thạch tiết lộ loài khủng long ăn thịt Velociraptor tấn công con mồi vào buổi tối hay trong điều kiện ánh sáng yếu”.
Các giả thuyết trước đây cho rằng, các loài động vật có vú trong kỷ nguyên khủng long thường đi kiếm ăn vào ban đêm khi các loài khủng long ăn thịt không hoạt động. Tuy nhiên, những nghiên cứu hóa thạch của mắt khủng long cho thấy giả thuyết này không hoàn toàn đúng.
Nghiên cứu hốc mắt có thể biết loài khủng nào đi kiếm ăn đêm. Ảnh: Alamy. |
Theo các nghiên cứu khoa học, các động vật hoạt động về đêm cần thu lượng ánh sáng tối đa, nên chúng mở mắt to hết sức có thể. Trong khi đó, động vật hoạt động ban ngày có nhiều ánh sáng để nhìn, mắt chúng không mở to hết cỡ để giảm năng lượng phải sử dụng, khiến đồng tử bị siết lại nhằm giảm lượng ánh sáng đi vào và cũng giúp chúng nhìn rõ và tập trung vào hình ảnh.
Kết quả phân tích các số đo hốc và màng cứng mắt của những hóa thạch trên cho thấy, các loài khủng long ăn cỏ khổng lồ là những động vật kiếm ăn cả ngày lẫn đêm, giống như loài voi ngày nay bởi vì chúng có thân hình rất to lớn nên phần lớn thời gian của chúng là ăn.
Tuy nhiên, các loài khủng long ăn thịt nhỏ thường đi săn mồi vào ban đêm. Hiện tại, các nhà khoa học chưa thể xác định được liệu những loài khủng long ăn thịt khổng lồ như Tyrannosaurus rex có đi săn mồi vào ban đêm hay không vì hóa thạch được tìm thấy của loài khủng long này không còn vết tích của màng cứng mắt.
Tờ Daily Mail dẫn lời tiến sĩ Ryosuke Motani, người đứng đầu nghiên cứu, nói: “Những nghiên cứu hóa thạch tiết lộ loài khủng long ăn thịt Velociraptor tấn công con mồi vào buổi tối hay trong điều kiện ánh sáng yếu”.
- Hà Hương