Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định, nồng độ các đồng vị phóng xạ trong không khí tại nhiều tỉnh thành Việt Nam có nồng độ thấp và đang có xu hướng giảm mạnh.
TIN LIÊN QUAN
Báo cáo mới nhất từ Tổ công tác xử lý thông tin sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ công bố hôm 17/4 cho hay, kết quả đo đạc của các trạm quan trắc đặt tại Đà Lạt cho thấy, nồng độ các đồng vị phóng xạ đều ở mức rất thấp và có xu hướng giảm mạnh.
Trong khi đó, mẫu nước mưa lấy ngày 15/4/2011, có phát thấy đồng vị phóng xạ nhân tạo là I-131 ở mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường.
Trong một bài viết đăng tải sáng nay, 18/4, Vietnamplus cũng dẫn lời tiến sĩ Trịnh Văn Giáp, Viện trưởng Viện khoa học kĩ thuật hạt nhân khẳng định, nếu không có biến cố gì về hạt nhân tại Nhật Bản, thời gian tới, nồng độ phóng xạ trong ở Việt Nam sẽ còn giảm khi phân tán cùng một số chất khác như nước mưa, không khí.
Về tình hình tại Nhật Bản, việc bơm khí ni-tơ vào bên trong lớp bảo vệ bê tông cốt thép của tổ máy số 1 sẽ được tiếp tục nhằm duy trì mật độ khí ni-tơ cần thiết. Trong kế hoạch ban đầu, việc bơm khí sẽ dừng lại vào 16/4.
Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản cho biết nồng độ phóng xạ trong nước biển gần nhà máyFukushima I không có sự thay đổi đột biến nào sau khi 10.393 tấn nước nhiễm phóng xạ thấp (ít hơn so với kế hoạch 1.100 tấn) được xả ra biển.
Lê Văn
TIN LIÊN QUAN
Biển Việt Nam vẫn an toàn trước phóng xạ
Nồng độ phóng xạ tại Hà Nội có xu hướng giảm
Mây phóng xạ bao trùm Đông Nam Á
Nồng độ phóng xạ tại Hà Nội có xu hướng giảm
Mây phóng xạ bao trùm Đông Nam Á
Báo cáo mới nhất từ Tổ công tác xử lý thông tin sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ công bố hôm 17/4 cho hay, kết quả đo đạc của các trạm quan trắc đặt tại Đà Lạt cho thấy, nồng độ các đồng vị phóng xạ đều ở mức rất thấp và có xu hướng giảm mạnh.
Biểu đồ quan trắc phông phóng xạ ngày 17/4/2011 |
Trong khi đó, mẫu nước mưa lấy ngày 15/4/2011, có phát thấy đồng vị phóng xạ nhân tạo là I-131 ở mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường.
Trong một bài viết đăng tải sáng nay, 18/4, Vietnamplus cũng dẫn lời tiến sĩ Trịnh Văn Giáp, Viện trưởng Viện khoa học kĩ thuật hạt nhân khẳng định, nếu không có biến cố gì về hạt nhân tại Nhật Bản, thời gian tới, nồng độ phóng xạ trong ở Việt Nam sẽ còn giảm khi phân tán cùng một số chất khác như nước mưa, không khí.
Về tình hình tại Nhật Bản, việc bơm khí ni-tơ vào bên trong lớp bảo vệ bê tông cốt thép của tổ máy số 1 sẽ được tiếp tục nhằm duy trì mật độ khí ni-tơ cần thiết. Trong kế hoạch ban đầu, việc bơm khí sẽ dừng lại vào 16/4.
Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản cho biết nồng độ phóng xạ trong nước biển gần nhà máyFukushima I không có sự thay đổi đột biến nào sau khi 10.393 tấn nước nhiễm phóng xạ thấp (ít hơn so với kế hoạch 1.100 tấn) được xả ra biển.
Lê Văn