Các nhà khoa học đã phát hiện ra một loài khủng long bạo chúa săn mồi khét tiếng ở khu vực Châu Á vào Kỷ Phấn Trắng.
Được biết, loài khủng long nay có chiếc mõm rất dài. Nó được ví như chiếc mũi của chú bé Pinocchio.
Hầu như bộ xương của loài khủng long bạo chúa mõm dài Pinocchio còn nguyên vẹn và được lưu giữ khá tốt. |
Hóa thạch của loài vật này được phát hiện bởi những người công nhân trên công trường xây dựng trong thành phố Cám Châu ở miền Nam Trung Quốc. Họ đã đưa bộ xương đến bảo tàng địa phương.
Ngay sau đó, những chuyên gia của Trung Quốc thuộc Viện Khoa học Địa chất và những chuyên gia của đại học Edinburg đã tới và tham gia vào quá trình nghiên cứu.
Giả thiết về loài khủng long bạo chúa mõm dài đã được đặt ra, tuy nhiên giả thiết chỉ được chứng minh khi tìm được những phần xương còn lại của loài động vật này.
Loài khủng long ăn thịt mõm dài có tên khoa học là Qianzhousaurus sinensis. Chúng sống ở khu vực Châu Á vào cuối thời kỳ Phấn trắng, cách đây khoảng 66 triệu năm.
Cấu tạo của chúng bao gồm chiếc hộp sọ dài, răng hẹp, dài, khác với bộ răng khỏe của loài khủng long bạo chúa Tyrannosaurus Rex.
Một trong những tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Steve Brusatte đến từ trường Đại học Địa chất Edinburgh cho biết mẫu vật được tìm thấy là xương của một con khủng long trưởng thành. Hầu như bộ xương còn nguyên vẹn và được lưu giữ khá tốt.
Nhiều nhà khoa học cho rằng, rất có thể loài khủng long mõm dài Pinocchio này sống cùng các anh em khủng long bạo chúa khác bởi chúng săn các loại mồi khác nhau nên giữa chúng đã không xảy ra sự cạnh tranh và đánh giết lẫn nhau.
Bên cạnh đó, tiến sĩ Steve khẳng định đây là phát hiện rất quan trọng. Cùng với loài Alioramus ở Mông Cổ, nghiên cứu cho thấy cho loài khủng long bạo chúa mõm dài còn được phân bố rộng rãi ở châu Á. Và chúng dường như là một trong những nhóm khủng long chính của loài khủng long ăn thịt ở châu Á.
Khánh Hà (Theo DM)