Thông qua phân tích các mẫu hóa thạch, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, từ 500 nghìn năm trước, hơn 90% người châu Âu đã bắt đầu thuận dùng tay phải.
Đa số nhân loại đều thuận tay phải. Người ta đã thống kê rằng, nhân loại có chừng 95-98% người thuận tay phải. Các nhà sinh lý học thì giải thích rằng, hiện tượng này là do ảnh hưởng từ quá trình lao động, chiến đấu của tổ tiên từ rất xa xưa truyền lại.
Thế nhưng, một câu hỏi đặt ra là con người bắt đầu thuận tay phải từ khi nào thì lại là câu hỏi chưa ai trả lời được.
Những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, việc con người thuận tay phải đã hình thành từ rất xa xưa. Bởi vì, những phân tích từ các mẫu hóa thạch cho thấy, từ 500 nghìn năm trước, cứ 10 người châu Âu thì có tới 9 người thuận dùng tay phải. Như vậy, ít nhất là từ 500 nghìn năm trước, thuận tay phải đã là hiện tượng rất phổ biến của nhân loại.
Hiện tương thuận tay phải xuất hiện từ khi nào từ lâu luôn là câu hỏi làm đau đầu các nhà khoa học. Bởi vì, những loài linh trưởng có thể sử dụng công cụ khác trong tự nhiên khi cầm một cây gậy hay một viên đá không hề có tỏ ra có sự thiên lệch như ở con người.
Ngoài ra, có phải nhân loại ngay từ đầu đã thuận tay phải hay không cũng là một câu hỏi hóc búa. Bởi vì trong một nghiên cứu trước đó, các nhà khoa học lại khi quan sát những công cụ bằng đá mỏng của người cổ đại, người ta phát hiện ra rằng loài người đã từng có thái độ “kỳ thị” đối với tay phải.
Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học đi tìm lời giải đáp trong các hóa thạch răng của người cổ đại. Khi phân tích những mẫu hóa thạch răng bị các công cụ bằng đá làm tổn thương được tìm thấy ở miền bắc Tây Ban Nha có niên đại cách ngày nay 500 nghìn năm, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, có tới 93% hóa thạch cho thấy, thức ăn được đưa vào miệng bằng tay phải.
Tay thuận phản ánh sự không cân xứng về mặt chức năng của hai bán cầu đối. Kết cấu không cân xứng này cũng liên quan mật thiết đến việc sử dụng ngôn ngữ của con người. Nhưng cũng chính nhờ thế mà loài người mới có thể tiến hóa và phát triể như ngày hôm nay.
Lê Văn (Theo Scientificamerican)
Đa số nhân loại đều thuận tay phải. Người ta đã thống kê rằng, nhân loại có chừng 95-98% người thuận tay phải. Các nhà sinh lý học thì giải thích rằng, hiện tượng này là do ảnh hưởng từ quá trình lao động, chiến đấu của tổ tiên từ rất xa xưa truyền lại.
Thế nhưng, một câu hỏi đặt ra là con người bắt đầu thuận tay phải từ khi nào thì lại là câu hỏi chưa ai trả lời được.
Số người thuận tay trái chỉ chiếm số ít. |
Những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, việc con người thuận tay phải đã hình thành từ rất xa xưa. Bởi vì, những phân tích từ các mẫu hóa thạch cho thấy, từ 500 nghìn năm trước, cứ 10 người châu Âu thì có tới 9 người thuận dùng tay phải. Như vậy, ít nhất là từ 500 nghìn năm trước, thuận tay phải đã là hiện tượng rất phổ biến của nhân loại.
Hiện tương thuận tay phải xuất hiện từ khi nào từ lâu luôn là câu hỏi làm đau đầu các nhà khoa học. Bởi vì, những loài linh trưởng có thể sử dụng công cụ khác trong tự nhiên khi cầm một cây gậy hay một viên đá không hề có tỏ ra có sự thiên lệch như ở con người.
Ngoài ra, có phải nhân loại ngay từ đầu đã thuận tay phải hay không cũng là một câu hỏi hóc búa. Bởi vì trong một nghiên cứu trước đó, các nhà khoa học lại khi quan sát những công cụ bằng đá mỏng của người cổ đại, người ta phát hiện ra rằng loài người đã từng có thái độ “kỳ thị” đối với tay phải.
Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học đi tìm lời giải đáp trong các hóa thạch răng của người cổ đại. Khi phân tích những mẫu hóa thạch răng bị các công cụ bằng đá làm tổn thương được tìm thấy ở miền bắc Tây Ban Nha có niên đại cách ngày nay 500 nghìn năm, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, có tới 93% hóa thạch cho thấy, thức ăn được đưa vào miệng bằng tay phải.
Tay thuận phản ánh sự không cân xứng về mặt chức năng của hai bán cầu đối. Kết cấu không cân xứng này cũng liên quan mật thiết đến việc sử dụng ngôn ngữ của con người. Nhưng cũng chính nhờ thế mà loài người mới có thể tiến hóa và phát triể như ngày hôm nay.
Lê Văn (Theo Scientificamerican)