- Một loại hành tinh đá khổng lồ, được các nhà khoa học gọi tên là “siêu Trái đất” vừa được phát hiện tại một hệ sao cách Trái đất 560 năm ánh sáng.

Theo những gì chúng ta biết về cấu tạo của hệ mặt trời, các nhà khoa học cho rằng, các hành tinh khổng lồ được cấu tạo từ đá là không thể tồn tại. Tuy nhiên, các nhà khoa học tại tại Trung tâm Thiên văn Harvard-Smithsonian đã phát hiện một hành tinh đá với khối lượng gấp 17 lần Trái đất có tên Kepler-10c.

Các nhà khoa học cho rằng, phát hiện này cho thấy, tiềm năng sự sống tại các hành tinh đá có thể vượt ra ngoài những dự đoán trước đây. Phát hiện này vừa được đưa ra tại một hội nghị của Hội Thiên văn Mỹ diễn ra tại Boston.

Trước đây, các nhà khoa học luôn nghĩ rằng, việc tồn tại một hành tinh như Kepler -10c là điều không thể. Bởi lẽ, bất kỳ hành tinh lớn nào sẽ hút khí hydrogen và tạo thành những hành tinh khí giống như sao Mộc.

{keywords}
Hình ảnh mô phỏng hành tinh Kepler-10c. Ảnh: David A. Aguilar (CfA).

Kepler-10c có đường kính vào khoảng 18 dặm (28.968 km), lớn hơn Trái đất khoảng 2,3 lần. Trước đây, Kepler-10c đã được nhắc tới nhiều lần, tuy nhiên, người ta chưa xác định khối lượng của nó.

Với kích thước bằng 2,3 lần Trái đất, Kepler-10c được ví như một sao Hải Vương nhỏ, một hành tinh được bao bọc bởi lớp khí dày. Tuy nhiên, nghiên cứu mới khẳng định, Kepler-10c được cấu tạo từ đá chứ không phải từ khí.

Kepler-10c quay xung quanh một ngôi sao 11 tỷ năm có tên là Kepler-10, nằm cách Trái đất của chúng ta 560 năm ánh sáng. Một năm của Kepler-10c bằng 45 ngày ở Trái đất.

Điều thú vị là, hệ mặt trời này có tuổi đời gấp 2 lần độ tuổi của Hệ Mặt trời của chúng ta. Nó được sinh ra vào khoảng dưới 3 tỷ năm sau vụ nổ Bing Bang.

“Chúng tôi rất ngạc nhiên khi nhận ra những điều chúng tôi phát hiện”, Xavier Dumusque, một nhà khoa học thuộc Trung tâm Thiên văn học Harvard-Smithsonia nói.

Theo lý thuyết, các hành tinh đá luôn là một nơi lý tưởng để tìm kiếm sự sống. Bởi lẽ, sự sống trên những hành tinh khí khổng lồ được coi là ít có khả năng. Vì vậy, phát hiện này mở ra tiềm năng về sự sống tồn tại trên Kepler-10c.

Trước đó, các nhà khoa học đã nghĩ rằng, một hành tinh khổng lồ như Kepler-10 không thể là một hành tinh đá được.

Họ không chỉ nghĩ rằng, một hành tinh kích thước và khối lượng lớn sẽ là một hành tinh khí khổng lồ mà họ còn không nghĩ rằng, các nguyên liệu tạo nên một hành tinh đá đã tồn tại trong vũ trụ khi hệ mặt trời này mới sinh ra. Vũ trụ vào thời điểm khởi đầu chỉ có những khí nhẹ như khí hydro và heli. Các nguyên tố nặng hơn được tạo ra từ những nguyên tố nhẹ trong ngôi sao qua quá trình hàng triệu năm.

Vì thế, các nhà khoa học thường ít khi nghĩ rằng mình có thể tìm thấy một hành tinh đá trong một hệ sao đã già cỗi như Kepler-10.

“Phát hiện Kepler-10c cho chúng ta thấy rằng, các hành tinh đá có thể được hình thành từ sớm hơn rất nhiều so với suy nghĩ của chúng ta. Và khi có thể tạo ra đá, nó cũng có thể tạo ra sự sống”, Dimitar Saselov, một nhà khoa học tại Harvard Origins of Life Initiativ nói.

Kepler-10c không phải là hành tinh “bất thường” duy nhất trong hệ sao này. Các nhà khoa học còn phát hiện ra một “thế giới nham thạch” với kích thước bằng 1,5 lần Trái đất và quay xung quanh ngôi sao mẹ với vận tốc 20 giờ.

Lê Văn  (Theo Business Insider)