20% người Mỹ được hỏi không tin rằng người Mỹ đã từng lên Mặt trăng và cho rằng đây chỉ là một vụ bịp bợm lớn.
Cho đến nay, có lẽ ai cũng đinh ninh rằng Mỹ đã thắng Liên Xô trong cuộc chạy đua lên Măt trăng. Phi công vũ trụ Neil Amstrong là người đầu tiên đặt chân lên đó.
Từ con tàu bước ra, anh đã nói một câu nổi tiếng làm cả thế giới xúc động, rằng “đây là một bước nhỏ của một con người nhưng là một bước đi khổng lồ của nhân loại”. Mọi sự đều như hết sức rõ ràng.
Nhân ngày Vũ trụ quốc tế, người ta xới lại vấn đề này. Một cuộc thăm dò lại cho thấy ngay trên đất Mỹ, 20% số người được hỏi không tin rằng người Mỹ đã từng đặt chân lên Mặt Trăng. 20% là một tỷ lệ khá cao. Những người này cho rằng chẳng phải Amstrong hay bất cứ ai khác đã đổ bộ lên Mặt trăng, mà đó chỉ là một vụ bịp bợm lớn.
Quả thật khi nghiên cứu các sự kiện trong Chương trình Mặt trăng sẽ phát hiện những vấn đề khó giải thích một cách thuyết phục trong khuôn khổ những giả thuyết quen thuộc về một chuyến bay lên Mặt trăng.
Từ năm 1970, tại Mỹ đã xuất bản cuốn sách của J. Krainy “Có thật con người đã đặt chân lên Mặt Trăng không?”, và năm 1976 nhà văn Mỹ Bill Keysing cũng cho phát hành một cuốn sách tựa đề “Chúng ta chưa bao giờ lên Mặt Trăng”.
Sau đó tại những nước khác nhau trên thế giới những phân tích về vấn đề này được đưa ra ngày càng nhiều với những lý lẽ khó bác bỏ của những người không tin vào những tuyến bố chính thức về thành công của Chương trình Mặt trăng của Mỹ. Trong một bài không thể trình bày tỉ mỉ tất cả mọi lý lẽ người ta đã đưa ra mà chỉ có thể tóm tắt những ý chính.
1. Khi các nhà du hành vũ trụ cắm lá cờ trên Mặt trăng, nó bay phấp phới thật sinh động. Rõ ràng gió thổi khá mạnh. Điều này cực kỳ vô lý. Bởi ai cũng biết rằng trên Mặt trăng không hề có khí quyển. Vậy thì gió ở đâu ra. Đã thế, trên hai tấm ảnh của cùng một lá cờ do NASA công bố, bóng của nó trên một tấm ở bên trái, tấm kia ở bên phải.
2. Luồng khí nóng từ động cơ phun lúc hạ cánh phải thổi rất mạnh, đương nhiên nó sẽ làm tung lên một đám bụi hình phễu ngay lại địa điểm con tàu đỗ xuống. Thế nhưng trên những bức ảnh do NASA công bố không hề thấy hiện tượng này. Bề mặt Mặt trăng vần phẳng lỳ, không một vết lõm.
3. Trong điều kiện trong lực của Trái đất, nhà du hành cùng bộ quần áo bay của anh ta có khối lượng lên tới 160 kg. Còn theo tính toán, trên Mặt trăng con số đó chỉ còn là 27 kg thôi. Vậy vì sao các nhà du hành không thể hiện các bước nhảy bật rất cao do sức hút của Mặt trăng chưa bằng 1/5 so với Trái đất? Bước nhảy trong video clip không cao quá 45 cm, chẳng khác gì khi đi trên bề mặt địa cầu. Vì sao vậy?
4. Trong các bức ảnh về phong cảnh Mặt trăng, ánh sáng rất không đồng đều. Kiểu ánh sáng như vậy là tính chất điển hình của việc dùng đèn chiếu chứ không phải ánh sáng tự nhiên.
Có một số lý do khác nữa được coi là gián tiếp. Ví dụ, Mỹ tuyên bố đã đưa tàu Apollo lên vũ trụ bằng tên lửa chuyên chở khổng lồ “Saturn-5”. Chỉ 20 năm sau, Liên Xô mới chế tạo được tên lửa nổi tiếng “Energia” có những tính năng về chuyên chở tương tự. Không lẽ Liên Xô vốn đang chiếm ưu thế về tên lửa so với họ, bỗng nhiên bị họ “qua mặt” tới 2 thập kỷ?
Lại nữa, sau khi thực hiện được Chương trình Mặt trăng, vì sao tên lửa “Saturn-5” của họ chỉ được dùng một lần duy nhất – phóng tàu vụ tru “Skylab” vào năm 1973. Loại tên lửa độc đáo đó của Mỹ nếu quả là có thật tại sao họ lại vội vã đình chỉ việc sản xuất ra chúng và 3 chiếc đã chế tạo phải lập tức bị đưa vào Viện bảo tàng?
Điều ngạc nhiên nữa là vì sao học phải dùng một chiếc xe đi trên Mặt trăng to lớn và nặng nề đến vậy, trong khi sức hút của Mặt trăng nhỏ hơn sức hút của Trái đất nhiều lần? Chúng ta hãy nhớ rằng đưa một vật thể vào vũ trụ, người ta phải cân nhắc đến từng gam, vì thêm mỗi một kg có nghĩa là phải bỏ thêm cả một số kinh phí khổng lồ.
Nói chung rất nhiều vấn đề, có đầy đủ cơ sở để nghi ngờ Chương trình Mặt trăng của Mỹ. Có ý kiến khẳng định người Mỹ chưa bao giờ lên Mặt trăng, lại có ý kiến cho là chuyến bay lên Mặt trăng đầu tiên ấy của họ chỉ là bịa đặt, sau đó, thì họ cũng lên được Mặt trăng thực sau này. Loại ý kiến thứ ba lập luận: Mặc dù Chương trình Mặt trăng của Mỹ được phủ vòng nguyệt quế nhưng tuyệt nhiên không xứng đáng. Tất cả những hình ảnh, quay phim đều thực hiện trên Trái đất.
Báo Komsomolskaia Pravda đã gặp nhà văn nổi tiếng Andrei Pashev để hỏi về chuyện này, thì ông nói: “Тôi đã từng tham gia vào cuộc tranh luận về chuyến bay lên Mặt trăng của Mỹ. Những ý kiến không tin là người Mỹ đã lên Mặt trăng không phải xuất phát từ Liên Xô trước đây. Người ta lúc đó chỉ dựa trên tính phiêu lưu và không tưởng (với trình độ khoa học lúc đó) của chương trình này”.
“Ví dụ, chính Khrushev đã, tuyên bố, chúng ta sẽ không tham gia vào cuộc chạy đua lên Mặt trăng, vì điều đó vô cùng rủi ro.Trong lịch sử của ngành du hành vũ trụ Xô Viết đã có những trường hợp chỉ vì việc tiếp xúc giữa bộ phận chỉ huy dưới mặt đất và con tàu chỉ trục trặc trong giây phút một con tàu đã lệch ra khỏi quỹ đạo và chuyến bay bị thất bại. Huống hồ xa như Mặt trăng.
Trước những dẫn chứng quá sắc bén trong cuộc tranh cãi về Chương trình Mặt trăng của Mỹ, NASA đã buộc phải đứng ra thừa nhận rằng, để minh họa việc hạ cánh của con tàu Apollo trên Mặt trăng, họ đã phải dùng những clip video và ảnh chụp không liên quan đến chuyến bay thực sự. Một số vấn đề được đưa lên trên các phương tiện truyền thông đúng là những bức ảnh chụp khi luyện tập, sở dĩ họ đưa ra vì nó rất giống với cảnh thực trên Mặt trăng.
Song họ mới đề cập đến sự bịa đặt của các đoạn phim và ảnh chụp. Những vấn đề khác họ chưa giải thích được và cũng không xin lỗi. Một vài chuyên liên quan cũng dần dần lộ ra. Chẳng hạn, chuyện thất lạc những tài liệu khi Apollo hạ cánh. Lại còn chuyện những viên đá cuội mà các phi hành gia lượm từ bề mặt của Mặt trăng đã đem tặng các bảo tàng châu Âu, được biết NASA cũng đã bị thanh minh là họ “nhầm” với viên đá của Trái đất chứ không có cố ý.
Tuấn Hà (Theo KM.ru)
Cho đến nay, có lẽ ai cũng đinh ninh rằng Mỹ đã thắng Liên Xô trong cuộc chạy đua lên Măt trăng. Phi công vũ trụ Neil Amstrong là người đầu tiên đặt chân lên đó.
Từ con tàu bước ra, anh đã nói một câu nổi tiếng làm cả thế giới xúc động, rằng “đây là một bước nhỏ của một con người nhưng là một bước đi khổng lồ của nhân loại”. Mọi sự đều như hết sức rõ ràng.
Nhân ngày Vũ trụ quốc tế, người ta xới lại vấn đề này. Một cuộc thăm dò lại cho thấy ngay trên đất Mỹ, 20% số người được hỏi không tin rằng người Mỹ đã từng đặt chân lên Mặt Trăng. 20% là một tỷ lệ khá cao. Những người này cho rằng chẳng phải Amstrong hay bất cứ ai khác đã đổ bộ lên Mặt trăng, mà đó chỉ là một vụ bịp bợm lớn.
Hình ảnh Amstrong trên Mặt trăng. |
Quả thật khi nghiên cứu các sự kiện trong Chương trình Mặt trăng sẽ phát hiện những vấn đề khó giải thích một cách thuyết phục trong khuôn khổ những giả thuyết quen thuộc về một chuyến bay lên Mặt trăng.
Từ năm 1970, tại Mỹ đã xuất bản cuốn sách của J. Krainy “Có thật con người đã đặt chân lên Mặt Trăng không?”, và năm 1976 nhà văn Mỹ Bill Keysing cũng cho phát hành một cuốn sách tựa đề “Chúng ta chưa bao giờ lên Mặt Trăng”.
Sau đó tại những nước khác nhau trên thế giới những phân tích về vấn đề này được đưa ra ngày càng nhiều với những lý lẽ khó bác bỏ của những người không tin vào những tuyến bố chính thức về thành công của Chương trình Mặt trăng của Mỹ. Trong một bài không thể trình bày tỉ mỉ tất cả mọi lý lẽ người ta đã đưa ra mà chỉ có thể tóm tắt những ý chính.
1. Khi các nhà du hành vũ trụ cắm lá cờ trên Mặt trăng, nó bay phấp phới thật sinh động. Rõ ràng gió thổi khá mạnh. Điều này cực kỳ vô lý. Bởi ai cũng biết rằng trên Mặt trăng không hề có khí quyển. Vậy thì gió ở đâu ra. Đã thế, trên hai tấm ảnh của cùng một lá cờ do NASA công bố, bóng của nó trên một tấm ở bên trái, tấm kia ở bên phải.
2. Luồng khí nóng từ động cơ phun lúc hạ cánh phải thổi rất mạnh, đương nhiên nó sẽ làm tung lên một đám bụi hình phễu ngay lại địa điểm con tàu đỗ xuống. Thế nhưng trên những bức ảnh do NASA công bố không hề thấy hiện tượng này. Bề mặt Mặt trăng vần phẳng lỳ, không một vết lõm.
3. Trong điều kiện trong lực của Trái đất, nhà du hành cùng bộ quần áo bay của anh ta có khối lượng lên tới 160 kg. Còn theo tính toán, trên Mặt trăng con số đó chỉ còn là 27 kg thôi. Vậy vì sao các nhà du hành không thể hiện các bước nhảy bật rất cao do sức hút của Mặt trăng chưa bằng 1/5 so với Trái đất? Bước nhảy trong video clip không cao quá 45 cm, chẳng khác gì khi đi trên bề mặt địa cầu. Vì sao vậy?
4. Trong các bức ảnh về phong cảnh Mặt trăng, ánh sáng rất không đồng đều. Kiểu ánh sáng như vậy là tính chất điển hình của việc dùng đèn chiếu chứ không phải ánh sáng tự nhiên.
Có một số lý do khác nữa được coi là gián tiếp. Ví dụ, Mỹ tuyên bố đã đưa tàu Apollo lên vũ trụ bằng tên lửa chuyên chở khổng lồ “Saturn-5”. Chỉ 20 năm sau, Liên Xô mới chế tạo được tên lửa nổi tiếng “Energia” có những tính năng về chuyên chở tương tự. Không lẽ Liên Xô vốn đang chiếm ưu thế về tên lửa so với họ, bỗng nhiên bị họ “qua mặt” tới 2 thập kỷ?
Lại nữa, sau khi thực hiện được Chương trình Mặt trăng, vì sao tên lửa “Saturn-5” của họ chỉ được dùng một lần duy nhất – phóng tàu vụ tru “Skylab” vào năm 1973. Loại tên lửa độc đáo đó của Mỹ nếu quả là có thật tại sao họ lại vội vã đình chỉ việc sản xuất ra chúng và 3 chiếc đã chế tạo phải lập tức bị đưa vào Viện bảo tàng?
Điều ngạc nhiên nữa là vì sao học phải dùng một chiếc xe đi trên Mặt trăng to lớn và nặng nề đến vậy, trong khi sức hút của Mặt trăng nhỏ hơn sức hút của Trái đất nhiều lần? Chúng ta hãy nhớ rằng đưa một vật thể vào vũ trụ, người ta phải cân nhắc đến từng gam, vì thêm mỗi một kg có nghĩa là phải bỏ thêm cả một số kinh phí khổng lồ.
Tên lửa chuyên chở “Saturn-5” (phóng lên tại “Sân bay vũ trụ”mang tên Kennedy). |
Nói chung rất nhiều vấn đề, có đầy đủ cơ sở để nghi ngờ Chương trình Mặt trăng của Mỹ. Có ý kiến khẳng định người Mỹ chưa bao giờ lên Mặt trăng, lại có ý kiến cho là chuyến bay lên Mặt trăng đầu tiên ấy của họ chỉ là bịa đặt, sau đó, thì họ cũng lên được Mặt trăng thực sau này. Loại ý kiến thứ ba lập luận: Mặc dù Chương trình Mặt trăng của Mỹ được phủ vòng nguyệt quế nhưng tuyệt nhiên không xứng đáng. Tất cả những hình ảnh, quay phim đều thực hiện trên Trái đất.
Báo Komsomolskaia Pravda đã gặp nhà văn nổi tiếng Andrei Pashev để hỏi về chuyện này, thì ông nói: “Тôi đã từng tham gia vào cuộc tranh luận về chuyến bay lên Mặt trăng của Mỹ. Những ý kiến không tin là người Mỹ đã lên Mặt trăng không phải xuất phát từ Liên Xô trước đây. Người ta lúc đó chỉ dựa trên tính phiêu lưu và không tưởng (với trình độ khoa học lúc đó) của chương trình này”.
“Ví dụ, chính Khrushev đã, tuyên bố, chúng ta sẽ không tham gia vào cuộc chạy đua lên Mặt trăng, vì điều đó vô cùng rủi ro.Trong lịch sử của ngành du hành vũ trụ Xô Viết đã có những trường hợp chỉ vì việc tiếp xúc giữa bộ phận chỉ huy dưới mặt đất và con tàu chỉ trục trặc trong giây phút một con tàu đã lệch ra khỏi quỹ đạo và chuyến bay bị thất bại. Huống hồ xa như Mặt trăng.
Trước những dẫn chứng quá sắc bén trong cuộc tranh cãi về Chương trình Mặt trăng của Mỹ, NASA đã buộc phải đứng ra thừa nhận rằng, để minh họa việc hạ cánh của con tàu Apollo trên Mặt trăng, họ đã phải dùng những clip video và ảnh chụp không liên quan đến chuyến bay thực sự. Một số vấn đề được đưa lên trên các phương tiện truyền thông đúng là những bức ảnh chụp khi luyện tập, sở dĩ họ đưa ra vì nó rất giống với cảnh thực trên Mặt trăng.
Song họ mới đề cập đến sự bịa đặt của các đoạn phim và ảnh chụp. Những vấn đề khác họ chưa giải thích được và cũng không xin lỗi. Một vài chuyên liên quan cũng dần dần lộ ra. Chẳng hạn, chuyện thất lạc những tài liệu khi Apollo hạ cánh. Lại còn chuyện những viên đá cuội mà các phi hành gia lượm từ bề mặt của Mặt trăng đã đem tặng các bảo tàng châu Âu, được biết NASA cũng đã bị thanh minh là họ “nhầm” với viên đá của Trái đất chứ không có cố ý.
Tuấn Hà (Theo KM.ru)