Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm xác định liệu vitamin có thực sự
làm tăng cơ hội thụ thai và sinh nở thành công ở các sản phụ hay không?
Các vitamin đã được biết là có vai trò thiết yếu trong việc giữ cho cơ thể chúng ta hoạt động ổn định. Chúng giúp điều hòa các chức năng của cơ thể và giữ cho mọi hoạt động trong cơ thể diễn ra trơn tru. Theo lẽ đó, chúng cũng có góp phần vào một trong những quá trình phức tạp nhất của cơ thể: Quá trình sinh sản. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm xác định liệu vitamin có thực sự làm tăng cơ hội thụ thai và sinh nở thành công ở các sản phụ hay không. Nói cách khác, vitamin có thể làm tăng khả năng sinh sản hay không?
Vitamin và sản phụ
Theo tạp chí khoa học Discovery, mặc dù các nghiên cứu về mối liên quan giữa các vitamin và khả năng sinh sản vẫn chưa có kết luận chính xác, nhưng một số nghiên cứu đã khẳng định mối liên hệ giữa việc dùng đủ một số loại vitamin có tác dụng tích cực đến quá trình thụ thai.
Một trong những vitamin phổ biến nhất có liên quan đến khả năng sinh sản là vitamin C. Các phụ nữ đang muốn có thai thỉnh thoảng được khuyên dùng thêm vitamin C vì nó giúp tăng cường hàm lượng hoocmon progesterone (một loại hoocmon giới tính giúp duy trì thai).
Progesterone có một số vai trò với hệ thống sinh sản của phụ nữ: nó giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, củng cố thành tử cung, và giải tỏa căng thẳng lo âu. Progestone tổng hợp thường được chỉ định cho các trường hợp khó thụ thai hoặc khó giữ thai. Các nguồn vitamin C tự nhiên tốt cho cơ thể bao gồm các trái cây thuộc họ cam quýt, bông cải xanh, và ớt chuông xanh.
Tương tự như vitamin C, các vitamin nhóm B cũng đã được chứng minh là làm tăng hàm lượng progesterone, và có tác dụng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Vitamin B9 (axit folic) thường được chỉ định cho những phụ nữ đang mang thai hoặc đang có kế hoạch có con. Axit folic giúp đảm bảo tủy sống của thai nhi phát triển bình thường, và giúp giảm các nguy cơ nảy sinh các khuyết tật bẩm sinh. Dạng tự nhiên của vitamin này có trong hoa quả, các loại đậu, và các loại rau ăn lá.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc thiếu hụt vitamin D có liên quan đến các khó khăn trong quá trình thụ thai và sinh nở. Vitamin D có mặt trong các sản phẩm làm từ sữa, hoặc chỉ đơn giản là phơi nắng một lúc trong ngày, bởi việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thúc đẩy cơ thể sản sinh ra vitamin D.
Vitamin và các ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của đàn ông
Lẽ tự nhiên là việc sinh sản không thể hoàn toàn tùy thuộc vào phụ nữ. Đàn ông, hay nói chính xác hơn là tinh trùng của họ, cũng góp 50% vai trò trong quá trình này. Vì vậy, sức khỏe của thai nhi phụ thuộc cả vào tình trạng sức khỏe của bố lẫn mẹ, hay nói cách khác, là phụ thuộc vào chất lượng của trứng và tinh trùng. Các nhà khoa học đã tìm ra mối liên quan giữa vitamin và các ảnh hưởng của chúng đến khả năng sinh sản của đàn ông.
Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của đàn ông, đó là: số lượng tinh trùng, chất lượng tinh trùng, và khả năng di chuyển của chúng,
Một vài loại vitamin đã được chứng minh có khả năng làm tăng số lượng tinh trùng, bao gồm vitamin B12, vitamin C, vitamin E, và axit folic (B9). (Hai khoáng chất selen và kẽm cũng có vai trò tương tự). Việc thiếu hụt axit folic thường dẫn đến suy giảm số và chất lượng tinh trùng, vì thế các ông bố tương lai nên dùng bổ sung loại vitamin này để củng cố sức khỏe cho các "chiến binh” của mình.
Vitamin C và B12 có ảnh hưởng rất tích cực đến cả 3 yếu tố then chốt liên quan đến khả năng sinh sản của đàn ông. Việc thiếu hụt trầm trọng vitamin C có thể khiến tinh trùng bị tổn thương; còn vitamin B12 có tác dụng tích cực đến các DNA.
Loại vitamin có tác dụng đặc biệt tốt cho khả năng sinh sản của nam giới là vitamin E. Một nghiên cứu được thực hiện trên một nhóm đàn ông có số lượng tinh trùng cao nhưng tỷ lệ thụ thai kém đã cho thấy, khi họ được cho dùng liều bổ sung vitamin E trong 1 tháng, tỷ lệ thụ thai đã tăng 10%.
Mặc dù chưa có kết luận chắc chắn rằng các vitamin này có tác động trực tiếp đến quá trình sinh sản, nhưng điều chắc chắn là một sức khỏe tốt toàn diện là điều cần thiết nếu bạn muốn tăng cơ hội thụ thai và có một thai kỳ khỏe mạnh.
Và hãy chắc là bạn dùng đúng loại vitamin cần thiết với liều lượng hợp lý, cùng với các chất dinh dưỡng khác để có một cơ thể khỏe mạnh toàn diện. Một lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý với đầy đủ các vitamin cần thiết là một sự kết hợp hoàn hảo để cơ thể bạn luôn sẳn sàng cho việc có em bé.
Cao Nguyên
Các vitamin đã được biết là có vai trò thiết yếu trong việc giữ cho cơ thể chúng ta hoạt động ổn định. Chúng giúp điều hòa các chức năng của cơ thể và giữ cho mọi hoạt động trong cơ thể diễn ra trơn tru. Theo lẽ đó, chúng cũng có góp phần vào một trong những quá trình phức tạp nhất của cơ thể: Quá trình sinh sản. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm xác định liệu vitamin có thực sự làm tăng cơ hội thụ thai và sinh nở thành công ở các sản phụ hay không. Nói cách khác, vitamin có thể làm tăng khả năng sinh sản hay không?
Vitamin và sản phụ
Theo tạp chí khoa học Discovery, mặc dù các nghiên cứu về mối liên quan giữa các vitamin và khả năng sinh sản vẫn chưa có kết luận chính xác, nhưng một số nghiên cứu đã khẳng định mối liên hệ giữa việc dùng đủ một số loại vitamin có tác dụng tích cực đến quá trình thụ thai.
Một trong những vitamin phổ biến nhất có liên quan đến khả năng sinh sản là vitamin C. Các phụ nữ đang muốn có thai thỉnh thoảng được khuyên dùng thêm vitamin C vì nó giúp tăng cường hàm lượng hoocmon progesterone (một loại hoocmon giới tính giúp duy trì thai).
Progesterone có một số vai trò với hệ thống sinh sản của phụ nữ: nó giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, củng cố thành tử cung, và giải tỏa căng thẳng lo âu. Progestone tổng hợp thường được chỉ định cho các trường hợp khó thụ thai hoặc khó giữ thai. Các nguồn vitamin C tự nhiên tốt cho cơ thể bao gồm các trái cây thuộc họ cam quýt, bông cải xanh, và ớt chuông xanh.
Tương tự như vitamin C, các vitamin nhóm B cũng đã được chứng minh là làm tăng hàm lượng progesterone, và có tác dụng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Vitamin B9 (axit folic) thường được chỉ định cho những phụ nữ đang mang thai hoặc đang có kế hoạch có con. Axit folic giúp đảm bảo tủy sống của thai nhi phát triển bình thường, và giúp giảm các nguy cơ nảy sinh các khuyết tật bẩm sinh. Dạng tự nhiên của vitamin này có trong hoa quả, các loại đậu, và các loại rau ăn lá.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc thiếu hụt vitamin D có liên quan đến các khó khăn trong quá trình thụ thai và sinh nở. Vitamin D có mặt trong các sản phẩm làm từ sữa, hoặc chỉ đơn giản là phơi nắng một lúc trong ngày, bởi việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thúc đẩy cơ thể sản sinh ra vitamin D.
Vitamin và các ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của đàn ông
Lẽ tự nhiên là việc sinh sản không thể hoàn toàn tùy thuộc vào phụ nữ. Đàn ông, hay nói chính xác hơn là tinh trùng của họ, cũng góp 50% vai trò trong quá trình này. Vì vậy, sức khỏe của thai nhi phụ thuộc cả vào tình trạng sức khỏe của bố lẫn mẹ, hay nói cách khác, là phụ thuộc vào chất lượng của trứng và tinh trùng. Các nhà khoa học đã tìm ra mối liên quan giữa vitamin và các ảnh hưởng của chúng đến khả năng sinh sản của đàn ông.
Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của đàn ông, đó là: số lượng tinh trùng, chất lượng tinh trùng, và khả năng di chuyển của chúng,
Một vài loại vitamin đã được chứng minh có khả năng làm tăng số lượng tinh trùng, bao gồm vitamin B12, vitamin C, vitamin E, và axit folic (B9). (Hai khoáng chất selen và kẽm cũng có vai trò tương tự). Việc thiếu hụt axit folic thường dẫn đến suy giảm số và chất lượng tinh trùng, vì thế các ông bố tương lai nên dùng bổ sung loại vitamin này để củng cố sức khỏe cho các "chiến binh” của mình.
Vitamin C và B12 có ảnh hưởng rất tích cực đến cả 3 yếu tố then chốt liên quan đến khả năng sinh sản của đàn ông. Việc thiếu hụt trầm trọng vitamin C có thể khiến tinh trùng bị tổn thương; còn vitamin B12 có tác dụng tích cực đến các DNA.
Loại vitamin có tác dụng đặc biệt tốt cho khả năng sinh sản của nam giới là vitamin E. Một nghiên cứu được thực hiện trên một nhóm đàn ông có số lượng tinh trùng cao nhưng tỷ lệ thụ thai kém đã cho thấy, khi họ được cho dùng liều bổ sung vitamin E trong 1 tháng, tỷ lệ thụ thai đã tăng 10%.
Mặc dù chưa có kết luận chắc chắn rằng các vitamin này có tác động trực tiếp đến quá trình sinh sản, nhưng điều chắc chắn là một sức khỏe tốt toàn diện là điều cần thiết nếu bạn muốn tăng cơ hội thụ thai và có một thai kỳ khỏe mạnh.
Và hãy chắc là bạn dùng đúng loại vitamin cần thiết với liều lượng hợp lý, cùng với các chất dinh dưỡng khác để có một cơ thể khỏe mạnh toàn diện. Một lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý với đầy đủ các vitamin cần thiết là một sự kết hợp hoàn hảo để cơ thể bạn luôn sẳn sàng cho việc có em bé.
Cao Nguyên