Các nhà khoa học của Nga trên trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đã phát hiện ra các sinh vật biển nhỏ bé phát triển mạnh mẽ trong môi trường không trọng lực bên ngoài trạm vũ trụ quốc tế.

{keywords}

Phát hiện của các nhà khoa học Nga khiến nhiều người bất ngờ và gây nhiều tranh cãi. Phát hiện của các nhà khoa học Nga khiến nhiều người bất ngờ và gây nhiều tranh cãi.

Các nhà khoa học người Nga trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đã phát hiện ra các sinh vật sống sau khi lấy các mẫu vật thí nghiệm từ cửa sổ của ISS. Theo Vladimir Solovyev, người đứng đầu các nhà khoa học của Nga làm việc trên ISS cho biết kết quả của phát hiện này là rất đáng chú ý.

“Kết quả nghiên cứu này là rất đáng chú ý. Trên bề mặt cửa sổ của ISS, chúng tôi phát hiện ra dấu vết của những sinh vật biển phù du, các vi hạt tế bào. Điều này sẽ trở thành chủ đề của các nghiên cứu sâu hơn trong tương lai”, Solovyev trả lời hãng tin Intar-Tass của Nga.

Tuy nhiên hiện Solovyev vẫn chưa rõ làm cách nào để những vi hạt tế bào này đến được trạm vũ trụ ISS. Nhiều giả thuyết được đặt ra chúng bám trên những tàu vũ trụ vận chuyển hàng hóa cho trạm ISS, nhưng Solovyev không tin vào khả năng này.

“Sinh vật phù du trong giai đoạn phát triển thường tìm thấy trên bề mặt của đại dương. Tuy nhiên, đây không phải là sinh vật đặc trưng của Baikonur”, Solovyev đề cập đến sân bay Vũ trụ Baikonur ở Kazhakhstan, nơi thường phóng những chuyến tàu vũ trụ để đưa các phi hành gia và hàng hóa lên trạm vũ trụ quốc tế ISS.

Tuy nhiên, phía Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vẫn chưa thể lên tiếng xác nhận hay phủ nhận về phát hiện của các nhà khoa học Nga.

“Đến thời điểm hiện tại chúng tôi vẫn chưa nghe được báo cáo chính thức nào từ các đồng nghiệp Nga về việc tìm thấy các sinh vật biển bên ngoài ISS”, Dan Hout, phát ngôn viên chính thức của NASA cho biết. Tuy nhiên Dan Hout xác nhận rằng các nhà khoa học Nga đã lấy mẫu vật bên ngoài ISS ít ngày trước khi báo cáo được công bố.

Mặc dù các báo cáo chưa được chính thức xác nhận, nhưng các nhà khoa học cho biết các vi tế bào của sinh vật biển có thể sống trong các môi trường vô cùng khắc nghiệt, bao gồm cả môi trường chân không và ở nhiệt độ đóng băng. Một loại vi sinh vật nhỏ có tên gọi “gấu nước” được biết có thể sống sót trong môi trường chân không trong vòng 10 ngày.

Các nhà khoa học của NASA cũng xác nhận rằng có thể các vi sinh vật biển này bám vào các tàu vũ trụ được phóng từ trái đất lên ISS trước khi chuyển sang bám vào bên ngoài bề mặt ISS. Lynn Rothschild, một nhà khoa học của NASA, cho rằng nếu người Nga đã tìm thấy các sinh vật phù du sống bên ngoài ISS thì rất có thể những sinh vật này đến từ trái đất thông qua những chuyến tàu vũ trụ được phóng lên trạm.

Hiện bề mặt bên ngoài trạm ISS đang bị ô nhiễm nặng do chất thải động cơ tàu vũ trụ phóng lên trạm cũng như do nhiều yếu tố khác.

Phát hiện của các nhà khoa học Nga có thể làm tăng thêm căn cứ cho giả thuyết về cuộc sống trên trái đất có nguồn gốc từ bên ngoài không gian. Phát hiện này cho thấy có thể các vi sinh vật tồn tại trong một thời gian dài bên ngoài không gian, trước khi được mang tới trái đất thông qua các tiểu hành tinh hoặc sao chổi va chạm với trái đất.

Quá trình lắp ráp trạm vũ trụ quốc tế ISS bắt đầu từ năm 1998. Cho đến nay trạm vũ trụ này đã hoạt động gần 6.000 ngày trên quỹ đạo của Trái đất.

Phía Nga cho biết sẽ không có kế hoạch tiếp tục hợp tác và phát triển trạm vũ trụ này sau năm 2020, trong khi đó phía Mỹ tiếp tục được tài trợ để phát triển cho đến năm 2024.

Cơ quan hàng không Nga đang đề xuất sử dụng ISS làm nền tảng để phát triển thêm một trạm vũ trụ mới với tên gọi OPSEK.

Theo Dân Trí