Một vũ khí thử nghiệm siêu thanh do quân đội Mỹ phát triển, đã phát nổ vài giây sau khi rời khỏi bệ phóng tại một bãi thử quân sự ở Alaska.
Ảnh mô phỏng phương tiện siêu thanh HTV-2 của Mỹ. |
Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Mỹ bà Maureen Schumann cho biết vũ khí đã tự phá hủy 4 giây sau khi rời khỏi bệ phóng tại bãi thử Kodiak ở Alaska vào 4 giờ sáng 25/8 (theo giờ địa phương). Vũ khí được phá hủy để đảm bảo an toàn cho người dân.
“Chúng tôi phải hủy bỏ cuộc thử nghiệm”, bà Schumann cho biết. “Vũ khí đã phát nổ trong khi bay khỏi bệ phóng và rơi xuống khu vực của bãi thử. “Vũ khí thử nghiệm đã bị phá hủy trong 4 giây đầu tiên sau khi rời khỏi bệ phóng. Tôi không biết chính xác độ cao, nhưng nó rất xa mặt đất”.
Vũ khí siêu thanh được phát triển bởi Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia và quân đội Mỹ trong chương trình phát triển công nghệ “Tấn công toàn cầu nhanh chóng bằng vũ khí thông thường" (CPGS) của quân đội Mỹ.
Scott Wight, một nhiếp ảnh gia địa phương, đã quan sát vũ phóng vũ khí siêu thanh từ khoảng cách vài km. Anh miêu tả vụ nổ xảy ra vài gây sau khi tên lửa dường như mất kiểm soát. “Đó là một cảnh tượng đáng sợ”, Wight kể lại trên đài phát thanh địa phương KMXT.
Loại vũ khí này được kỳ vọng sẽ giúp Tổng thống Mỹ có khả năng nhanh chóng đánh chặn các mục tiêu ở tầm chiến lược mà không cần sử dụng vũ khí hạt nhân. Các nhà thiết kế hy vũ khí sẽ đạt đến tốc độ Mach 5 (tương đương 5.800 km/h).
Vũ khí siêu thanh thử nghiệm của Mỹ phát nổ tại Alaska. |
Bà Schumann cho biết vũ khí siêu thanh đã bay thành công khoảng 4.000km từ Hawaii tới đảo san hô Kwajalein thuộc quần đảo Marshall của Mỹ trong cuộc thử nghiệm vào tháng 11/2011. Trong cuộc thử nghiệm vào ngày 25/8, vũ khí được dự định sẽ bay từ Alaska tới đảo Marshall.
Lầu Năm Góc không cho rằng thất bại của vụ thử ngày 25/8 là một bước thụt lùi của chương trình CPGS. “Đây chỉ là một trong những mẫu mà chúng tôi đang thử nghiệm”, bà Schumann nhấn mạnh. “Tòa bộ chương trình CPGS được phát triển dự trên sự kiện, chứ không phải thời gian hay kế hoạch. Chúng tôi sẽ tiếp tục rút kinh nghiệm từ các cuộc thử nghiệm”.
Hà Hương (Theo Telegraph)