Từ trường của Mặt trời có thể là nguyên nhân làm gia tăng số vụ sét đánh trên Trái đất, theo một nghiên cứu mới.

{keywords}

Khi quay, Mặt trời tạm thời "uốn cong" từ trường Trái đất, cho phép một trận mưa các hạt năng lượng thâm nhập vào tầng khí quyển phía trên.

Thông thường, từ trường Trái đất đóng vai trò như lá chăn ngăn cản hành tinh của chúng ta bị các hạt từ không gian (tia vũ trụ khổng lồ) oanh tạc. Điều này trước đây từng được phát hiện gây ra một phản ứng chuỗi trong các đám mây giông, làm khởi phát những trận sét đánh.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới của Đại học Reading (Anh) khám phá ra rằng, trong khoảng thời gian 5 năm, Anh đã hứng chịu số trận sét đánh tăng gần 50%, khi từ trường Trái đất bị từ trường Mặt trời làm biến dạng.

Tiến sĩ Matt Owens giải thích: "Chúng tôi phát hiện, từ trường mạnh mẽ của Mặt trời có ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ sét đánh ở Anh. Từ trường Mặt trời giống như một thỏi nam châm, nên khi Mặt trời quay, từ trường của nó luân phiên nhau hướng về phía Trái đất và quay ra xa, kéo từ trường Trái đất về phía này, rồi phía bên kia".

{keywords} 

Khám phá trên có thể mở đường cho một hệ thống dự báo chính xác, nhằm cảnh báo các cơn bão điện có thể xảy ra, trước vài tuần. Để làm được điều này, các chuyên gia dự báo thời tiết sẽ cần phải kết hợp các dự báo thông thường với những dự báo chính xác hơn về từ trường dạng xoắn ốc của Mặt trời (HMF).

Theo nhóm nghiên cứu, từ trường HMF xuất hiện khi Mặt trời quay và bị gió mặt trời kéo lê khắp Thái dương hệ của chúng ta. Sự thay đổi hướng của từ trường HMF (hướng về hoặc rời xa Trái đất) có thể làm biến dạng hoặc bẻ cong từ trường Trái đất, khiến một số vùng của bầu khí quyển phía trên tiếp xúc với nhiều tia vũ trụ hơn. Kết quả là sét xuất hiện nhiều hơn trong các đám mây giông đã tích điện ở các địa điểm khác nhau khắp toàn cầu.

Tuấn Anh (Theo Daily Mail)