Một nhóm ngư dân sốc nặng khi phát hiện trong mẻ lưới kéo được ở gần hồ Entrance, phía đông thành phố Victoria, Australia có một con cá mập thời tiền sử cực hiếm.


{keywords}

Sinh vật đặc biệt mà nhóm ngư dân bắt được có màu nâu sẫm, hơi giống lươn. Nó được xác định là cá mập diềm, do sở hữu 6 cặp mang giống diềm xếp nếp dọc theo các vây lưng, tương tự như cá thời tiền sử.

Cá mập diềm xuất hiện trên Trái đất từ cách đây 80 triệu năm và hiện là một trong 2 loài sinh vật từ giai đoạn này vẫn còn sống cho tới nay. Vì vậy, cá mập diềm còn được gọi là "hóa thạch sống".

Hãng tin ABC dẫn lời Simon Boag, lãnh đạo Hiệp hội đánh bắt cá lưới Đông Nam (SETFA) cho biết, các ngư dân đánh bắt được con cá mập diềm đã vô cùng bối rối với phát hiện của họ.

{keywords} 

"Con cá mập có 300 chiếc răng mọc thành 25 hàng. Vì vậy, nếu bạn chẳng may chui vào trong miệng nó, bạn sẽ không có cách nào thoát ra. Số lượng răng 'khủng' như vậy tốt đối với các nha sĩ, nhưng thực sự là điều kỳ dị. Tôi không nghĩ là bạn muốn cho trẻ con xem ảnh nó trước khi đi ngủ", ông Boag bình luận.

Bộ hàm dài và linh hoạt đồng nghĩa, cá mập diềm có thể nuốt chửng con mồi vào bụng, trong khi các hàm răng của chúng khép chặt và không để thức ăn lọt qua các kẽ ra ngoài.

{keywords} 

Ông Boag nói, đây là lần đầu tiên có người được tận mắt nhìn thấy một con cá mập diềm còn sống.

Con cá mập diềm mới bắt được có chiều dài 2 mét. Nó bị mắc lưới của ngư dân ở độ sâu 700 mét trong vùng nước gần hồ Entrance. Theo SETFA, loài sinh vật thời tiền sử này thường được tìm thấy ở độ sâu 1.500 mét và người ta hiếm khi thấy chúng xuất hiện ở độ sâu nhỏ hơn 1.200 mét.

Mẫu vật "hóa thạch sống" quý hiếm trên đã được chào bán cho tổ chức khoa học CSIRO, nhưng không đạt được thỏa thuận. Con cá mập diềm do đó đã được bán cho tổ chức hoặc cá nhân khác, theo hãng tin ABC.

Tuấn Anh (Theo Daily Mail)