Một nhà khoa học mới đây đã bị các tạp chí rút lại 89 bài báo khoa học mà ông đã từng đăng trong quá khứ. Hiện nay nhà khoa học này đang giữ kỷ lục về số bài báo khoa học bị rút lại.
Nhà khoa học giữ kỉ lục đó là Joachim Boldt, 57 tuổi, giáo sư về chuyên khoa gây mê hồi sức bên Đức. Ông là tác giả của khoảng 200 bài báo khoa học, một “ngôi sao” trong lĩnh vực gây mê hồi sức, từng được mời thuyết giảng nhiều nước trên .thế giới. Ông cũng từng sang Việt Nam nói chuyện về gây mê hồi sức. Những công trình nghiên cứu của ông được công bố trên những tập san uy tín ở Mĩ, Âu châu, và Anh. Với một “track record” như thế, ông có một tương lai huy hoàng.
Thế nhưng, đằng sau những thành tích sáng chói đó là một mảng tối. Tuần vừa qua, một “liên minh” 16 tập san chuyên ngành gây mê hồi sức ra thông cáo báo chí rút lại 89 bài báo khoa học mà ông từng công bố trong quá khứ. Thông cáo này làm ngạc nhiên những ai làm nghiên cứu y khoa, bởi vì trong lịch sử khoa học, chưa có một nhà nghiên cứu nào bị rút lại nhiều bài như thế. Joachim Boldt giữ kỉ lục về số bài báo bị rút lại.
Lí do rút lại những công trình này là vì ông vi phạm y đức nghiêm trọng. Theo tổng biên tập Anesthesia & Analgesia, công trình nghiên cứu của Boldt và đồng nghiệp công bố vào năm 2009 không được sự phê chuẩn của hội đồng y đức địa phương, và cũng không có sự ưng thuận của bệnh nhân. Theo chuẩn mực ngày nay, nghiên cứu mà không có sự ưng thuận của bệnh nhân là một vi phạm y đức. Vì là những nghiên cứu trên bệnh nhân gây mê hồi sức, cấp cứu, nên sự vi phạm này được xem là nguy hiểm.
Ngoài vấn đề vi phạm y đức, ông Boldt còn bị nghi ngờ là ngụy tạo dữ liệu. Một số đồng nghiệp nghi ngờ những kết quả nghiên cứu của ông có vẻ quá “đẹp”, quá lí tưởng, và cái nào cũng phù hợp với giả thuyết của ông! Có nghiên cứu chỉ 16 bệnh nhân, nhưng dữ liệu có vẻ quá “trơn tru”, và điều này gây nghi ngờ trong đồng nghiệp. Một độc giả của tập san Anesthesia & Analgesia chỉ ra một xu hướng bất bình thường trong dữ liệu, chủ bút tập san liên lạc Hội Y học Rhineland để làm sáng tỏ vấn đề.
Sau đó là những nghi vấn và cáo buộc về ngụy tạo số liệu. Nhiều đồng nghiệp của ông rất ngạc nhiên. Ông là người có tất cả: danh vọng, tiền tài, và cá tính dễ mến. Không ai nghĩ ông lại vi phạm những tội tày trời này. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có bằng chứng ngụy tạo số liệu, nhưng có bằng chứng ông giả chữ kí của đồng nghiệp để nộp bài báo khoa học cho tập san.
Cần nói thêm rằng vấn đề y đức trong nghiên cứu y khoa ngày nay rất quan trọng. Khái niệm y đức ra đời từ những năm sau phiên tòa Nuremberg 1945-1946, khi người ta tiết lộ trong tòa rằng các bác sĩ Nazi từng làm thí nghiệm (thực chất là tra tấn) bệnh nhân để lấy những thông số y học. Do đó, năm 1947, các quan tòa ra tuyên cáo mà sau này chúng ta biết như là “Nuremberg Code”, gồm 10 chuẩn mực trong nghiên cứu y khoa.
Trong đó, có nguyên tắc ưng thuận của bệnh nhân và tuyệt đối không được ép buộc bệnh nhân tham gia vào công trình nghiên cứu nếu họ không muốn. Ở các nước tiên tiến như Mĩ và Âu châu, trước khi thực hiện một công trình nghiên cứu thì các qui trình và đề cương nghiên cứu phải được một hội đồng y đức phê chuẩn. Các tập san y khoa sẽ không bao giờ công bố những công trình mà hội đồng y đức chưa phê chuẩn.
Do đó, tôi rất ngạc nhiên là các tập san bên ngành gây mê hồi sức công bố những công trình chưa được hội đồng y đức phê chuẩn! Có thể nói đây là một sự thất bại trong quá trình bình duyệt bài báo. Cũng có thể ban biên tập chưa chú ý đến vấn đề này như các ban biên tập của các tập san lớn. Dù sao đi nữa, các tập san này cũng phải chịu trách nhiệm một phần trong sự việc.
Nói người lại nhìn đến ta. Ở nước ta, cũng như nhiều nước đang phát triển khác, các đại học y và bệnh viện chưa có những hội đồng y đức đúng nghĩa. Phần lớn những nghiên cứu được thông qua bởi hội đồng khoa học kĩ thuật, chứ không hẳn là hội đồng y đức. Một hội đồng y đức đúng nghĩa phải có các thành viên đại diện cho nhà khoa học, quản lí, tôn giáo, cộng đồng,...
Nhưng cũng có nhiều công trình nghiên cứu trên bệnh nhân trong bệnh viện mà chưa bao giờ bác sĩ hỏi bệnh nhân có đồng ý hay không. Bệnh nhân không hề biết mình là vật thí nghiệm của bác sĩ. Có khi bác sĩ kiếm tiền từ những “nghiên cứu” như thế. Thật vậy, không hiếm những nghiên cứu mà bệnh nhân còn phải trả thêm tiền xét nghiệm cho nghiên cứu của bác sĩ! Theo chuẩn mực Nuremberg, đó là những nghiên cứu vi phạm y đức.
Do đó, tôi nghĩ trong tương lai gần, các đại học và bệnh viện cần phải có hội đồng y đức đúng nghĩa để đảm bảo những nghiên cứu y khoa được thực hiện phù hợp với chuẩn mực y đức thế giới.
Trong lịch sử khoa học, chưa có ai phải rút lại quá nhiều bài báo như ông Joachim Boldt. Trước ông, Jon Darsee (bác sĩ) giữ kỉ lục 82 bài bị rút lại. Nay, ông Boldt giữ kỉ lục không ai dám tự hào này. Vì những vi phạm y đức nghiêm trọng như thế, ông Boldt đã bị tước chức danh giáo sư của Đại học Giessen. Ông cũng bị bệnh viện sa thải. Ông đã trả cái giá rất đắt cho hành động điên rồ của mình.
Trong khoa học, thỉnh thoảng có những con cừu đen, nhưng đó không phải là điểm yếu của khoa học. Thật ra, đó là điểm mạnh của khoa học. Khoa học là một hoạt động dân chủ và minh bạch, nên có khả năng tự chỉnh sửa. Chúng ta vẫn có thể đặt niềm tin vào khoa học.
Theo Blog Nguyễn Văn Tuấn
Nhà khoa học giữ kỉ lục đó là Joachim Boldt, 57 tuổi, giáo sư về chuyên khoa gây mê hồi sức bên Đức. Ông là tác giả của khoảng 200 bài báo khoa học, một “ngôi sao” trong lĩnh vực gây mê hồi sức, từng được mời thuyết giảng nhiều nước trên .thế giới. Ông cũng từng sang Việt Nam nói chuyện về gây mê hồi sức. Những công trình nghiên cứu của ông được công bố trên những tập san uy tín ở Mĩ, Âu châu, và Anh. Với một “track record” như thế, ông có một tương lai huy hoàng.
Joachim Boldt. |
Lí do rút lại những công trình này là vì ông vi phạm y đức nghiêm trọng. Theo tổng biên tập Anesthesia & Analgesia, công trình nghiên cứu của Boldt và đồng nghiệp công bố vào năm 2009 không được sự phê chuẩn của hội đồng y đức địa phương, và cũng không có sự ưng thuận của bệnh nhân. Theo chuẩn mực ngày nay, nghiên cứu mà không có sự ưng thuận của bệnh nhân là một vi phạm y đức. Vì là những nghiên cứu trên bệnh nhân gây mê hồi sức, cấp cứu, nên sự vi phạm này được xem là nguy hiểm.
Ngoài vấn đề vi phạm y đức, ông Boldt còn bị nghi ngờ là ngụy tạo dữ liệu. Một số đồng nghiệp nghi ngờ những kết quả nghiên cứu của ông có vẻ quá “đẹp”, quá lí tưởng, và cái nào cũng phù hợp với giả thuyết của ông! Có nghiên cứu chỉ 16 bệnh nhân, nhưng dữ liệu có vẻ quá “trơn tru”, và điều này gây nghi ngờ trong đồng nghiệp. Một độc giả của tập san Anesthesia & Analgesia chỉ ra một xu hướng bất bình thường trong dữ liệu, chủ bút tập san liên lạc Hội Y học Rhineland để làm sáng tỏ vấn đề.
Sau đó là những nghi vấn và cáo buộc về ngụy tạo số liệu. Nhiều đồng nghiệp của ông rất ngạc nhiên. Ông là người có tất cả: danh vọng, tiền tài, và cá tính dễ mến. Không ai nghĩ ông lại vi phạm những tội tày trời này. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có bằng chứng ngụy tạo số liệu, nhưng có bằng chứng ông giả chữ kí của đồng nghiệp để nộp bài báo khoa học cho tập san.
Cần nói thêm rằng vấn đề y đức trong nghiên cứu y khoa ngày nay rất quan trọng. Khái niệm y đức ra đời từ những năm sau phiên tòa Nuremberg 1945-1946, khi người ta tiết lộ trong tòa rằng các bác sĩ Nazi từng làm thí nghiệm (thực chất là tra tấn) bệnh nhân để lấy những thông số y học. Do đó, năm 1947, các quan tòa ra tuyên cáo mà sau này chúng ta biết như là “Nuremberg Code”, gồm 10 chuẩn mực trong nghiên cứu y khoa.
Trong đó, có nguyên tắc ưng thuận của bệnh nhân và tuyệt đối không được ép buộc bệnh nhân tham gia vào công trình nghiên cứu nếu họ không muốn. Ở các nước tiên tiến như Mĩ và Âu châu, trước khi thực hiện một công trình nghiên cứu thì các qui trình và đề cương nghiên cứu phải được một hội đồng y đức phê chuẩn. Các tập san y khoa sẽ không bao giờ công bố những công trình mà hội đồng y đức chưa phê chuẩn.
Do đó, tôi rất ngạc nhiên là các tập san bên ngành gây mê hồi sức công bố những công trình chưa được hội đồng y đức phê chuẩn! Có thể nói đây là một sự thất bại trong quá trình bình duyệt bài báo. Cũng có thể ban biên tập chưa chú ý đến vấn đề này như các ban biên tập của các tập san lớn. Dù sao đi nữa, các tập san này cũng phải chịu trách nhiệm một phần trong sự việc.
Nói người lại nhìn đến ta. Ở nước ta, cũng như nhiều nước đang phát triển khác, các đại học y và bệnh viện chưa có những hội đồng y đức đúng nghĩa. Phần lớn những nghiên cứu được thông qua bởi hội đồng khoa học kĩ thuật, chứ không hẳn là hội đồng y đức. Một hội đồng y đức đúng nghĩa phải có các thành viên đại diện cho nhà khoa học, quản lí, tôn giáo, cộng đồng,...
Nhưng cũng có nhiều công trình nghiên cứu trên bệnh nhân trong bệnh viện mà chưa bao giờ bác sĩ hỏi bệnh nhân có đồng ý hay không. Bệnh nhân không hề biết mình là vật thí nghiệm của bác sĩ. Có khi bác sĩ kiếm tiền từ những “nghiên cứu” như thế. Thật vậy, không hiếm những nghiên cứu mà bệnh nhân còn phải trả thêm tiền xét nghiệm cho nghiên cứu của bác sĩ! Theo chuẩn mực Nuremberg, đó là những nghiên cứu vi phạm y đức.
Do đó, tôi nghĩ trong tương lai gần, các đại học và bệnh viện cần phải có hội đồng y đức đúng nghĩa để đảm bảo những nghiên cứu y khoa được thực hiện phù hợp với chuẩn mực y đức thế giới.
Trong lịch sử khoa học, chưa có ai phải rút lại quá nhiều bài báo như ông Joachim Boldt. Trước ông, Jon Darsee (bác sĩ) giữ kỉ lục 82 bài bị rút lại. Nay, ông Boldt giữ kỉ lục không ai dám tự hào này. Vì những vi phạm y đức nghiêm trọng như thế, ông Boldt đã bị tước chức danh giáo sư của Đại học Giessen. Ông cũng bị bệnh viện sa thải. Ông đã trả cái giá rất đắt cho hành động điên rồ của mình.
Trong khoa học, thỉnh thoảng có những con cừu đen, nhưng đó không phải là điểm yếu của khoa học. Thật ra, đó là điểm mạnh của khoa học. Khoa học là một hoạt động dân chủ và minh bạch, nên có khả năng tự chỉnh sửa. Chúng ta vẫn có thể đặt niềm tin vào khoa học.
Theo Blog Nguyễn Văn Tuấn