Các nhà phân tích trên thế giới hầu như tin rằng Ấn Độ có khả năng sớm có được trong tay các quả bom khinh khí để vươn lên vị trí thứ 6 của danh sách các cường quốc vũ khí hạt nhân nhiệt hạch, sánh vai với đối thủ láng giềng Trung Hoa.

Trong công nghệ vũ khí, người ta phân chia vũ khí hay bom hạt nhân ra thành hai loại - bom phân hạch, bom nguyên tử hay bom A và bom tổng hợp nhiệt hạch, bom khinh khí hay bom H, chúng khác nhau về nguyên lý lẫn cấu tạo và, dĩ nhiên, cả về sức mạnh hủy diệt.

{keywords}

Với loại bom phân hạch hay bom A, cho đến nay trên thế giới có 8 quốc gia thực sự đã sở hữu, tùy mỗi nước, từ hàng trăm đến hàng ngàn quả bom, đó là Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Israel. Hai nước Triều Tiên và Iran đang bươn chãi để vươn tới xếp hàng ở vị trí thứ 9, thứ 10.

Với loại bom nhiệt hạch hay khinh khí, toàn cầu mới có 5 nước sở hữu, đó là các cường quốc hay còn gọi là các nước đồng minh trong thế chiến thứ II gồm Nga, Mỹ, Trung Quốc, Anh và Pháp. Số nước có khả năng ghi tên tiếp theo trong bảng danh sách ít ỏi đó không nhiều vì nguyên lý và công nghệ chế tạo bom khinh khí rất phức tạp và khó khăn (xem phụ lục).

Từ cấu tạo và điều khiển nổ của quả bom tổng hợp nhiệt hạch hay bom khinh khí H quả là rất phức tạp và đòi hỏi một loạt công nghệ tiên tiến. Đó là lý do hiện nay trên thế giới mới chỉ có 5 cường quốc là chủ nhân của loại vũ khí này, đó chính là danh sách các cường quốc trong Thế chiến thứ II - Nga, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc.

Dĩ nhiên, không ít quốc gia muốn sở hữu loại bom đầy “sức mạnh này”, nhưng nhiều năm qua chưa thấy ứng cử viên nào xuất hiện. Nhưng gần đây, giới phân tích trên thế giới hầu như thống nhất cho rằng có khả năng trong thời gian tới sẽ bổ sung thêm vào danh sách nói trên một cái tên mới, một quốc gia to với cả một tỷ người, nước Ấn Độ.

Sự tiên đoán này hoàn toàn có lý, trước hết xét về vị thế chính trị và mối quan hệ quốc tế của đất nước này. Ấn Độ và Trung Quốc từng trải qua cuộc chiến tranh biên giới năm 1962 và những bất đồng về lãnh thổ vẫn phủ bóng đen lên mối quan hệ giữa hai nước đến tận ngày nay. Trong khi đó, đối thủ Bắc Kinh của mình, ngoài vũ khí phân hạch, đã có trong tay cả kho bom nhiệt hạch, nên New Delhi không thể ngồi yên mà phải tìm mọi cách phát triển loại vũ khí “khủng” nhất còn thiếu này. Hơn nữa New Delhi đang trong tình thế thuận lợi về pháp lý là chưa ký "Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân TNP".

Từ năm 1998, sau một loạt thử nghiệm bom phân hạch hay bom A trong khuôn khổ chương trình mang tên "Chiến dịch Shakti", Ấn Độ đã chính thức tuyên bố là quốc gia có vũ khí hạt nhân. Theo các nguồn tin thông thạo, hiện nay trong các kho bí mật của nước này đã có khoảng 100 đầu bom phân hạch hay bom A. Nhưng về loại bom có sức nổ mạnh ở cấp đố cao hơn như bom khinh khí, New Delhi trước đây từng cho loan tin rằng họ đã thử thành công một quả bom nhiệt hạch trong một loạt vụ thử hạt nhân năm 1998, song hầu hết các chuyên gia nước ngoài đều tỏ ra nghi ngờ điều này. Sự việc này chỉ có ý nghĩa là New Delhi đang rất sốt ruột muốn không lép vế với đối thủ của mình về sức mạnh vũ khí hạt nhân.

Tuy vậy, đất nước Ấn Độ đông dân và rộng lớn, có nền khoa học công nghệ hạt nhân tiên tiến với nhiều trung tâm nghiên cứu lớn về khoa học cơ bản và công nghệ hạt nhân, tiềm năng nhân lực dồi dào và nhiều kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các nhà máy điện hạt nhân lớn nhỏ, đặc biệt đã qua quá trình chế tạo kho vũ khí hạt nhân phân hạch trong nhiều năm qua.

Vì vậy, các nhà phân tích trên thế giới có niềm tin rằng quốc gia này sẽ sớm có được trong tay các quả bom nhiệt hạch, bom khinh khí để chiếm lấy vị trí thứ 6 trong bảng danh sách xếp hạng các cường quốc hạt nhân trên thế giới sát cánh với nước Trung Hoa láng giềng đối thủ.

Phụ lục: Một vài khái niệm về nguyên lý và công nghệ bom khinh khí

Trước hết, bàn về loại bom A hay bom phân hạch hạt nhân. Khác với loại bom thông thường, các loại bom A được cấu tạo bởi “chất nổ” đặc biệt. Các hạt nhân của chất nổ này (gọi là hạt nhân phân hạch) khi bị kích thích bởi một hạt neutron tự do sẽ bị chia đôi, tức xảy ra phản ứng phân hạch, đồng thời phát ra một năng lượng rất lớn.

Trong phản ứng phân hạch xuất hiện một hiện tượng vật lý - sự không bảo toàn khối lượng. Thực vậy, khi một hạt nhân nhiên liệu nặng như U-235 hay Pu-239 bị phân chia thành hai mãnh (hai hạt nhân nhẹ hơn) tổng khối lượng của chúng nhỏ hơn khối lượng hạt nhân ban đầu. Ở đây đã xảy ra sự không bảo toàn khối lượng hay sự hao khối. Khối lượng hao hụt ấy biến thành năng lượng dưới dạng nhiệt và khi một lượng lớn hạt nhân bị phân hạch, sẽ phát ra một lượng nhiệt khổng lồ trong khoảng thời gian cực ngắn gần như cùng một thì sự nổ phân hạch (nổ bom A) sẽ xảy ra với sức công phá vô cùng lớn như đã từng xảy ra ở Hiroshima và Nagasaki năm 1945 ở Nhật hay vô số các vụ thử hạt nhân nguyên tử sau này.

Ngược lại hiện tượng phân hạch trên đây là hiện tượng tổng hợp nhiệt hạch. Khi hai hạt nhân cực nhẹ, lấy ví dụ hai hạt nhân Hydro hay hai hạt nhân đồng vị của Hydro là hạt nhân Deutrium (H-2) và Tritium (H-3), ở trạng thái nhiệt độ cực cao đến hàng trăm triệu độ chúng có thể vượt qua mọi lực cản để va chạm và kết hợp nhau để hình thành một hạt nhân hợp phần (xem hình kèm theo ngay ở dưới đây).

{keywords}

Trong trường hợp này nguyên lý bảo toàn khối lượng cũng không được tuân thủ, tức cũng xẩy ra sự hao khối. Cụ thể, hạt nhân hợp phần gồm 2 proton và 3 neutron này, đó chính là hạt nhân Helium (H-5), có khối lượng nhỏ hơn tổng khối lượng của hai hạt nhân đồng vị của Hydro (tức Deutrium (H-2) và Tritium (H-3)). Khối lượng hao hụt này cũng biến thành năng lượng dưới dạng nhiệt. Và tương tự với với sự phát nổ của quả bom phận hạch, ở đây một khối nhiệt phát ra trong khoảng thời gian cực ngắn gần như cùng một lúc bởi vô số sự tổng hợp hạt nhân và dẫn đến vụ nổ có tên là vụ nổ tổng hợp nhiệt hạch hoặc gọi tắt là nổ nhiệt hạch. Đấy là nguyên lý cấu tạo và phát nổ của loại bom tổng hợp nhiệt hạch hay nhiệt hạch, tức bom khinh khí hay bom H.

Tại sao quả bom khinh khí có sức nổ lớn hơn bom nguyên tử đến cả trăm, ngàn lần? Bởi vì bom nguyên tử (bom A, bom phân hạch) sử dụng nhiên liệu Uranium hay Plutonium bị giới hạn bởi khối lượng tới hạn, nên không thể chế tạo quả bom lớn hơn ngưỡng khối lượng xác định, và do đó sức công phá bị hạn chế chỉ có thể tính bằng đơn vị kiloton (tương đương hàng ngàn tấn thuốc nổ TNT thông thường). Trong khi đó, bom khinh khí do không bị giới hạn bởi khối lượng tới hạn, vả lại nguyên liệu Hydro và các đồng vị của nó dồi dào vô tận, nên có thể chế tạo quả bom lớn, rất lớn và đạt sức công phá cực lớn tính bằng đơn vị megaton (triệu tấn TNT).

Tuy nhiên, việc chế tạo quả bom H rất phức tạp. Điều khác với cấu tạo của quả bom A là cả hai loại nhiên liệu chính của phản ứng tổng hợp nhiệt hạch trong bom H, Deutrium và Tritium đều là hai loại khí và rất khó lưu trữ, hơn nữa Tritium lại rất hiếm và rất dễ phân rã thành loại hạt nhân khác. Mặt khác để phản ứng tổng hợp nhiệt hạch xảy ra cần cung cấp một lượng nhiệt rất lớn và đồng thời phải được bổ sung nhiên liệu liên tục.

Do đó, trong khi chế tạo bom H, nhiên liệu ban đầu được sử dụng không phải là hỗn hợp Tritium và Deutrium mà phải là hợp chất Lithium (cụ thể là Li-6) và Deutrium có dạng rắn và không phân rã phóng xạ ở nhiệt độ bình thường. Mặt khác phải có một cơ cấu nổ phân hạch như một quả bom A nhỏ để khi nổ sẽ cung cấp nhiệt lượng, trước hết để gây phản ứng phân hạch đối với Lithium nhằm tạo ra Tritium, đồng thời góp phần tạo ra lượng nhiệt cần thiết cho sự kết hợp giữa Tritium và Deutrium tức là tạo ra quá trình tổng hợp gây ra sự nổ nhiệt hạch mạnh hơn sức nổ phân hạch nhiều nhiều lần.

Với sự mô tả ở trên, một quả bom khinh khí hay tổng hợp nhiệt hạch rõ ràng có cấu tạo rất phức tạp (xem hình ngay dưới đây). Trước hết bên trong một quả bom nhiệt hạch luôn kèm một quả bom phân hạch nhỏ. Ngoài ra, trong cấu tạo quả bom nhiệt hạch còn có một lõi bao gồm một ống U-238 để làm vật liệu can thiệp, bên trong nữa là lõi Lithium - Deutrium làm nguyên liệu chính và ở trung tâm là một thanh Plutoni-239.

{keywords}

Và các giai đoạn phát nổ của một quả bom khinh khí được mô tả trong hình cuối cùng dưới đây. Hình này mô tả, tính từ bên trái sang, các giai đoạn tiến triển của vụ nổ quả bom khinh khí như sau:

{keywords}

a/ Trước khi nổ: 2 mãnh nhiên liệu nổ phân hạch U-235 tách rời nhau nằm ở giữa, khối thuốc nổ thông thường TNT ở trên và hỗn hợp nhiên liệu tổng hợp nhiệt hạch (Deutrium và Tritium) nằm ở dưới cùng.

b/ Khởi phát nổ: Kích nổ khối thuốc thông thường TNT để đẩy 2 mãnh U-235 chập vào nhau.

c/ Nổ phân hạch: Sự nổ phân hạch xảy ra với khối U-235 và giải phóng năng lượng dưới dạng tia X. Quả trình này đốt nóng khối nhiên liệu và biến nhiên liệu ban đầu Lithium thành nhiên liệu nhiệt hạch Trtium.

d/ Nổ nhiệt hạch: Cuối cùng là giai đoạn xảy ra nổ tổng hợp nhiệt hạch của khối nhiên liệu Tritium và Deutrium.

Trần Minh