Theo các nhà khoa học, các ngôi sao trong dải Ngân Hà đều nằm gần từ một đến ba hành tinh có thể có sự sống.

Các nhà thiên văn học đã đưa ra kết luận này sau khi tính toán số hành tinh nằm ở khu vực cách ngôi sao một khoảng cách vừa đủ để có nhiệt độ ấm và đại dương nước, từ đó sẽ có sự sống.

Nhà nghiên cứu Steffen Kjaer Jacobsen thuộc Đại học Copenhagen (Đan Mạch) cho biết: “Theo các số liệu và những thông tin mà chúng tôi có được, phần lớn các hành tinh nằm trong khu vực có thể sống được sẽ là các hành tinh rắn có thể có nước dạng lỏng và tồn tại sự sống”.

{keywords}

Mỗi ngôi sao trong Dải Ngân Hà đều có từ 1 đến 3 hành tinh có thể có tồn tại sự sống.

Phát hiện này dựa trên một dữ liệu từ vệ tinh không gian Kepler của NASA (Mỹ), trước đó đã xác nhận có sự tồn tại của khoảng 1.000 hành tinh đang quay quanh các ngôi sao trong dải Ngân Hà và đã xác định khoảng 3.000 hành tinh có thể có sự sống.

Nhiều ngôi sao tại Dải Ngân Hà nằm trong một hệ gồm từ 2 đến 6 hành tinh, nhưng các nhà khoa học tin rằng vẫn còn nhiều hành tinh chưa được phát hiện bởi Kepler, vốn chỉ phù hợp trong việc phát hiện các hành tinh lớn có quỹ đạo gần với ngôi sao.

Để xác định được vị trí của các hành tinh “chưa tìm thấy” này, các nhà khoa học đã ứng dựng một khái niệm toán học đã có từ 250 năm trước có tên là định luật Titius-Bode, đã từng được sử dụng để phát hiện sự tồn tại của sao Thiên Vương trước khi chính thức phát hiện qua kinh viễn vọng.

Định luật này nói rằng, có một tỉ lệ nhất định giữa các chu kỳ quay quanh mặt trời của các hành tinh trong cùng một hệ. Do đó, nếu ta biết được thời gian cần thiết để một hành tinh quay quanh một ngôi sao, ta có thể tính được thời gian của các hành tình còn lại và qua đó ước lượng vị trí của chúng trong hệ. Ngoài ra, nó có thể xác định số hành tinh thực sự của một hệ mặt trời.

“Chúng tôi quyết định sử dụng phương pháp này để tính toán vị trí của các hành tinh trong 151 hệ, nơi vệ tinh Kepler mới chỉ phát hiện được từ 3 đến 6 hành tinh”, ông Jacobson cho biết.

“Định luật Titius-Bode tỏ ra chính xác với 124 hệ hành tinh. Bằng cách này chúng tôi đã thử phán đoán liệu có còn hành tinh nào khác trong các hệ hay không. Nhưng chúng tôi chỉ tính toán dựa trên các hành tinh mà các bạn có thể thấy qua Kepler”.

Theo đó, các nhà khoa học đoán được tổng cộng có 228 hành tinh trong 151 hệ và kết luận rằng mỗi hệ có trung bình từ 1 đến 3 hành tinh trong vùng có thể sinh sống được. Điều này có nghĩa là trong dải Ngân Hà có hàng tỉ ngôi sao nằm trong một hệ có những hành tinh nơi nước và sự sống tồn tại.

Các nhà khoa học đã đưa ra một danh sách gồm 77 hành tinh có sự sống “chưa tìm thấy”, nhiều khả năng có thể được phát hiện khi chúng đi ngang qua ngôi sao trong hệ của chúng.

Nội dung được thực hiện dựa trên tham khảo nguồn tin từ tờ Mirror, một trang tin đời sống xã hội của Anh. Mirror có một lượng bạn đọc khá lớn trên toàn thế giới nhờ vào tính đa dạng và độc đáo của thông tin mà tờ này xuất bản.

Theo Infonet