- Công nghệ có thể chuyển giao từ nước ngoài nhưng đội ngũ nhân lực đủ trình độ để làm chủ công nghệ, ứng dụng thành công trong các ngành kinh tế Việt Nam đang là một thách thức lớn.

{keywords}
Chủ tịch Ủy ban Vũ trụ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân. Ảnh: Lê Văn.

Chủ tịch Ủy ban Vũ trụ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân cho biết tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Chuyến bay của Con người vào Vũ trụ sáng nay, 10/4, tại Hà Nội.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng thấy đây là lĩnh vực mà chúng ta hoàn toàn có thể làm được”, ông Quân khẳng định.

Theo ông Quân, triển vọng này được thể hiện thông qua đội ngũ cán bộ khoa học đủ trình độ làm chủ các trạm điều khiển mặt đất của các vệ tinh viễn thông và viễn thám của Việt Nam trong thời gian qua.

Trong mấy năm qua, chúng ta đã thực hiện rất tốt việc sử dụng các ảnh của vệ tinh gửi về và thông qua phân tích ảnh vệ tinh chúng ta đã góp phần dự báo các hiện tượng thiên nhiên, khí tượng thủy văn cũng như đột biến về khí hậu, phục vụ cho ngành nông nghiệp, thủy lợi và tài nguyên môi trường”, ông Quân nói.

Từ đó, với tư cách là Chủ tịch Ủy ban Vũ trụ Việt Nam, ông Quân cho rằng, trong thời gian tới, ngành công nghệ vũ trụ của Việt Nam cần hướng tới 3 trọng tâm: Nguồn nhân lực; Hội nhập quốc tế và phát triển hệ thống vệ tinh viễn thông, viễn thám và trạm mặt đất.

Hiện tại chúng ta đang nghiên cứu 5 hiệp ước quốc tế về công nghệ vũ trụ mà hiện nay Việt Nam chưa tham gia để trong thời gian sớm nhất có thể tham gia”, ông Quân cho biết.

Những bước tiến dài

Theo ông Quân, trong lịch sử hơn 50 năm chinh phục vũ trụ của loài người, Việt Nam mới đóng góp một phần rất nhỏ, song rất quan trọng đối với sự phát triển ngành công nghiệp này tại Việt Nam.

Ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước, Việt Nam đã triển khai một số trạm thu ảnh vệ tinh mang nhãn hiệu URAL do Liên Xô sản xuất để thu ảnh từ các vệ tinh METEOR, TIROS, NOAA… Trạm này đã cung cấp hàng ngày các ảnh chụp đen trắng phục vụ theo dõi các trường mây và sự chuyển động của các mắt bão.

{keywords}
Vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam VNREDSat-1.

Trong chương trình hợp tác rất thành công về vũ trụ với Liên Xô, phi công vũ trụ Phạm Tuân thực hiện chuyến bay và làm việc trên trạm liên hợp của Liên Xô trên vũ trụ vào năm 1980. Sau chuyến bay này, Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến ngành công nghệ vũ trụ.

Bước vào Thời kỳ Đổi mới, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển Công nghệ vũ trụ tới năm 2020. Trong hơn 10 năm qua, Việt Nam đã có những bước tiến tương đối dài trên con đường hội nhập quốc tế về công nghệ vũ trụ.

Việt Nam đã phóng thành công 2 vệ tinh viễn thông VNSat-1 và VNSat-2 và gần đây là một vệ tinh viễn thám VNREDSat-1.

Chúng ta cũng đang đàm phán với các đối tác châu Âu để sớm đưa vệ tinh viễn thám thứ 2 vào vũ trụ”, ông Quân cho hay.

Bên cạnh đó, cũng theo ông Quân, Việt Nam đã hợp tác với Nhật Bản để xây dựng Trung tâm vệ tinh Quốc gia đặt tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Đây là dự án lớn nhất về công nghệ vũ trụ có sự hợp tác nước ngoài với quy mô đầu tư của dự án lên tới 600 triệu USD.

Ngoài ra, trong những năm qua, Việt Nam đã ký các hiệp định, hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực vũ trụ với nhiều quốc gia như Liên bang Nga, Pháp, Ấn Độ và hiện tại đang đàm phán hiệp định hợp tác với Hoa Kỳ.

Lê Văn