Kỹ thuật quân sự là một ngành khoa học kỹ thuật nghiên cứu cơ bản và ứng dụng những thành tựu của khoa học vào thiết kế cũng như chế tạo vũ khí và các phương tiện kỹ thuật chiến đấu, phòng thủ. Bên cạnh những loại vũ khí được thử nghiệm thành công và được ứng dụng rộng rãi cũng có không ít các phát minh khá “kỳ cục” với những công năng "không giống ai”.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Hãy cùng tạp chí Discovery điểm mặt một số loại vũ khí "quái chiêu" của quân đội Mỹ:
Bom thối
Năm 1994, phòng thí nghiệm Wright Laboratory ở Ohio đề xuất phát triển một vài loại vũ khí mới khá thú vị. Trong số này có một số phát minh khá kỳ cục như bom hơi thối, một loại bom hóa học khác có thể gây ra chứng hôi miệng cho đối phương, hay một loại khác nữa khiến cho các binh sĩ của quân địch trở thành đồng tính.
Bom dơi
Sáng kiến này không liên quan gì tới người dơi mà nó chỉ là một ý tưởng nhằm kết thúc Chiến tranh Thế chiến II theo một cách thô sơ, ít tốn kém.
Kế hoạch là, người ta sẽ cho các máy bay thả các con dơi “cảm tử” đã được gắn những quả bom hẹn giờ vào căn cứ của quân đội Nhật Bản vào ban đêm. Khi trời sáng, lúc những con dơi đang yên ngủ khắp các ngóc ngách trong lòng địch thì bom sẽ phát nổ.
Tuy nhiên, 2 quả bom nguyên tử giáng xuống Nagasaki và Hiroshima đã kết thúc cuộc chiến trước khi loại bom này được triển khai.
Tên lửa SM-62 Snark
Snark là tên của một mẫu tên lửa hành trình xuyên lục địa của quân đội Mỹ hồi những năm 1960. Nó có kích cỡ bằng với một máy bay phản lực chiến đấu hiện đại. Snark được trang bị một động cơ phản lực, hai tên lử đẩy và một hệ thống dẫn đường phức tạp. Với tất cả sự đầu tư đó, nhưng Snark vẫn là một thất bại ê chề của quân đội Mỹ. Mẫu tên lửa này liên tục bị trục trặc và rơi xuống biển trong các lần thử nghiệm tại một khu vực thuộc Đại Tây Dương gần Mũi Canaveral nhiều đến nỗi khu vực này sau đó được đặt biệt danh “vùng nước bị nhiễm Snark”.
Súng Puckle
Năm 1718, James Puckle thiết kế một mẫu súng có thể bắn 63 phát đạn trong vòng 7 phút. So với công nghệ thời nay thì phát minh này không có gì ghê gớm, nhưng ở thế kỷ 18 thì đó là một kỳ tích và được xem là mẫu vũ khí tốc độ cao đầu tiên được chế tạo. Có thể coi đây là tiền thân của các loại súng máy được chế tạo sau này. Vậy tại sao thiết kế quan trọng này lại bị liệt vào danh sách “kỳ cục”? Puckle đã tuyên bố chắc như đinh đóng cột rằng, khẩu súng của ông có thể bắn những viên đạn tròn để giết những người Công giáo và những viên đạn vuông dành cho tín đồ đạo Hồi. Ông ta nghĩ rằng đạn vuông sẽ gây nhiều đau đớn hơn.
Súng gây nôn
Giành thắng lợi trong cuộc chiến mà không gây chết người, vô hiệu hóa lực lượng và các trang bị vũ khí của đối phương mà không gây thương tích, đó là mục tiêu các đề án mật của một số quốc gia hùng mạnh về quân sự.
Các nhà nghiên cứu trong một chương trình do chính phủ Mỹ tài trợ đang tiến hành phát triển một thiết bị có kích cỡ bằng một chiếc đèn pin với công năng “không giống ai”: chiếu những tia sáng màu khiến cho đối phương nôn mửa.
Tuy nhiên, phần ánh sáng chưa phải là phần phức tạp nhất của thiết bị này. Hiện tại, thiết kế của nó chưa được phê duyệt vì kích cỡ chưa phù hợp.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Khám phá công nghệ do thám siêu việt của Mỹ
Mỹ ra mắt máy bay trinh sát không người lái mới
Mỹ mua quần lót chống đạn cho binh lính
Khoa học Mỹ: chế tạo thiết bị phản laze
Mỹ ra mắt máy bay trinh sát không người lái mới
Mỹ mua quần lót chống đạn cho binh lính
Khoa học Mỹ: chế tạo thiết bị phản laze
Hãy cùng tạp chí Discovery điểm mặt một số loại vũ khí "quái chiêu" của quân đội Mỹ:
Bom thối
Năm 1994, phòng thí nghiệm Wright Laboratory ở Ohio đề xuất phát triển một vài loại vũ khí mới khá thú vị. Trong số này có một số phát minh khá kỳ cục như bom hơi thối, một loại bom hóa học khác có thể gây ra chứng hôi miệng cho đối phương, hay một loại khác nữa khiến cho các binh sĩ của quân địch trở thành đồng tính.
Bom dơi
Sáng kiến này không liên quan gì tới người dơi mà nó chỉ là một ý tưởng nhằm kết thúc Chiến tranh Thế chiến II theo một cách thô sơ, ít tốn kém.
Kế hoạch là, người ta sẽ cho các máy bay thả các con dơi “cảm tử” đã được gắn những quả bom hẹn giờ vào căn cứ của quân đội Nhật Bản vào ban đêm. Khi trời sáng, lúc những con dơi đang yên ngủ khắp các ngóc ngách trong lòng địch thì bom sẽ phát nổ.
Tuy nhiên, 2 quả bom nguyên tử giáng xuống Nagasaki và Hiroshima đã kết thúc cuộc chiến trước khi loại bom này được triển khai.
Tên lửa SM-62 Snark
Snark là tên của một mẫu tên lửa hành trình xuyên lục địa của quân đội Mỹ hồi những năm 1960. Nó có kích cỡ bằng với một máy bay phản lực chiến đấu hiện đại. Snark được trang bị một động cơ phản lực, hai tên lử đẩy và một hệ thống dẫn đường phức tạp. Với tất cả sự đầu tư đó, nhưng Snark vẫn là một thất bại ê chề của quân đội Mỹ. Mẫu tên lửa này liên tục bị trục trặc và rơi xuống biển trong các lần thử nghiệm tại một khu vực thuộc Đại Tây Dương gần Mũi Canaveral nhiều đến nỗi khu vực này sau đó được đặt biệt danh “vùng nước bị nhiễm Snark”.
Súng Puckle
Năm 1718, James Puckle thiết kế một mẫu súng có thể bắn 63 phát đạn trong vòng 7 phút. So với công nghệ thời nay thì phát minh này không có gì ghê gớm, nhưng ở thế kỷ 18 thì đó là một kỳ tích và được xem là mẫu vũ khí tốc độ cao đầu tiên được chế tạo. Có thể coi đây là tiền thân của các loại súng máy được chế tạo sau này. Vậy tại sao thiết kế quan trọng này lại bị liệt vào danh sách “kỳ cục”? Puckle đã tuyên bố chắc như đinh đóng cột rằng, khẩu súng của ông có thể bắn những viên đạn tròn để giết những người Công giáo và những viên đạn vuông dành cho tín đồ đạo Hồi. Ông ta nghĩ rằng đạn vuông sẽ gây nhiều đau đớn hơn.
Súng gây nôn
Giành thắng lợi trong cuộc chiến mà không gây chết người, vô hiệu hóa lực lượng và các trang bị vũ khí của đối phương mà không gây thương tích, đó là mục tiêu các đề án mật của một số quốc gia hùng mạnh về quân sự.
Các nhà nghiên cứu trong một chương trình do chính phủ Mỹ tài trợ đang tiến hành phát triển một thiết bị có kích cỡ bằng một chiếc đèn pin với công năng “không giống ai”: chiếu những tia sáng màu khiến cho đối phương nôn mửa.
Tuy nhiên, phần ánh sáng chưa phải là phần phức tạp nhất của thiết bị này. Hiện tại, thiết kế của nó chưa được phê duyệt vì kích cỡ chưa phù hợp.
- Cao Nguyên