Một nhà khoa học Nhật Bản đã may mắn chụp được những cảnh tượng hiếm hoi về một loài bọ nước khổng lồ bắt rắn và rùa con ăn thịt.
Từ lâu, người ta đã biết rằng các con bọ lớn thuộc họ Lethocerinae nhằm tấn công những động vật có xương sống nhỏ bao gồm cả cá và ếch để ăn thịt. Tuy nhiên, không giống như những côn trùng sau đó thường trở thành con mồi của các loài bò sát, các nhà khoa học đã phát hiện một loài bọ đặc biệt chuyên ăn thịt rắn và rùa.
Theo hãng thông tấn BBC, nhà sinh vật học - tiến sĩ Shin-ya Ohba đã ghi lại được hành động bất thường vào ban đêm trong quá trình lấy mẫu ở phía tây Hyogo, miền trung Nhật Bản. Viết trên tạp chí Khoa học về côn trùng, tiến sĩ Ohba mô tả đã quan sát được một con bọ Kirkaldyia deyrolli đang ăn thịt một con rùa hồ Reeve trong một con mương cạnh ruộng lúa. Con bọ nước khổng lồ đã sử dụng các chân trước của nó tóm chặt con rùa, đâm cái mỏ giống như ống chích của nó vào cổ của con mồi để đánh chén.
Các nghiên cứu cho thấy, loài bọ nước khổng lồ thường chỉ tấn công con mồi di động. Vì vậy, nhiều khả năng là con côn trùng mà tiến sĩ Ohba quan sát được đã tóm và gết chết con rùa con trước khi ăn thịt nó.
Ông Ohba cũng từng chụp được ảnh các con bọ nước khổng lồ ăn thịt rắn trong quá khứ.
"Mọi người cho rằng các con bọ Lethocerinae sống dựa vào cá và ếch. Mặc dù việc ăn rùa và rắn là rất hiếm trong điều kiện tự nhiên nhưng các bằng chứng mới thu được đã gây kinh ngạc cho các nhà tự nhiên học bằng việc cho thấy thói phàm ăn của họ côn trùng này", tiến sĩ Ohba nói. Theo ông, bằng chứng về các con bọ săn bò sát đã dấy lên hoài nghi đối với các quan điểm trước đó về mối quan hệ kẻ săn mồi - con mồi trong môi trường nước ngọt.
Bọ Kirkaldyia deyrolli sinh trưởng tự nhiên ở Nhật Bản, nơi chúng thường được tìm thấy trong các cánh đồng lúa gạo và ăn chủ yếu là cá nhỏ, ếch nhái. Cơ quan bảo vệ môi trường Nhật Bản đã liệt loài sinh vật này vào diện bị đe dọa sau sự suy giảm số lượng loài nghiêm trọng trong hơn 40 năm qua vì mất môi trường sống và ô nhiễm nước.
Các con bọ nước khổng lồ thuộc họ Lethocerinae có thể phát triển chiều dài tới 15cm. Chúng là động vật sống về đêm, có thể bay và dựa vào ánh sáng trăng tròn để di cư. Vũ khí của loài sinh vật này là vết cắn chứa nọc độc mà chúng dùng để đánh bại con mồi. Có một số trường hợp bọ nước đã cắn người, gây ra sự đau đớn có thể kéo dài nhiều tiếng đồng hồ.
Bọ nước khổng lồ ăn thịt rùa con. Ảnh: BBC |
Theo hãng thông tấn BBC, nhà sinh vật học - tiến sĩ Shin-ya Ohba đã ghi lại được hành động bất thường vào ban đêm trong quá trình lấy mẫu ở phía tây Hyogo, miền trung Nhật Bản. Viết trên tạp chí Khoa học về côn trùng, tiến sĩ Ohba mô tả đã quan sát được một con bọ Kirkaldyia deyrolli đang ăn thịt một con rùa hồ Reeve trong một con mương cạnh ruộng lúa. Con bọ nước khổng lồ đã sử dụng các chân trước của nó tóm chặt con rùa, đâm cái mỏ giống như ống chích của nó vào cổ của con mồi để đánh chén.
Các nghiên cứu cho thấy, loài bọ nước khổng lồ thường chỉ tấn công con mồi di động. Vì vậy, nhiều khả năng là con côn trùng mà tiến sĩ Ohba quan sát được đã tóm và gết chết con rùa con trước khi ăn thịt nó.
... và tấn công cả rắn. Ảnh: BBC |
"Mọi người cho rằng các con bọ Lethocerinae sống dựa vào cá và ếch. Mặc dù việc ăn rùa và rắn là rất hiếm trong điều kiện tự nhiên nhưng các bằng chứng mới thu được đã gây kinh ngạc cho các nhà tự nhiên học bằng việc cho thấy thói phàm ăn của họ côn trùng này", tiến sĩ Ohba nói. Theo ông, bằng chứng về các con bọ săn bò sát đã dấy lên hoài nghi đối với các quan điểm trước đó về mối quan hệ kẻ săn mồi - con mồi trong môi trường nước ngọt.
Bọ Kirkaldyia deyrolli sinh trưởng tự nhiên ở Nhật Bản, nơi chúng thường được tìm thấy trong các cánh đồng lúa gạo và ăn chủ yếu là cá nhỏ, ếch nhái. Cơ quan bảo vệ môi trường Nhật Bản đã liệt loài sinh vật này vào diện bị đe dọa sau sự suy giảm số lượng loài nghiêm trọng trong hơn 40 năm qua vì mất môi trường sống và ô nhiễm nước.
Các con bọ nước khổng lồ thuộc họ Lethocerinae có thể phát triển chiều dài tới 15cm. Chúng là động vật sống về đêm, có thể bay và dựa vào ánh sáng trăng tròn để di cư. Vũ khí của loài sinh vật này là vết cắn chứa nọc độc mà chúng dùng để đánh bại con mồi. Có một số trường hợp bọ nước đã cắn người, gây ra sự đau đớn có thể kéo dài nhiều tiếng đồng hồ.
- Thanh Bình