- Các nước G7 đã góp phần vượt qua những trở ngại trên con đường đi đến Hội nghị Thượng đỉnh COP-21 vào tháng 12 năm 2015 này ở Paris.


Trong hai ngày, Chủ nhật 07/06 và Thứ Hai 08/06/2015, tại lâu đài Elmau thuộc thành phố Bayern, miền nam nước Đức, đã diễn ra cuộc họp nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) gồm Đức, Pháp, Ý, Anh, Mỹ, Canada và Nhật Bản với chủ đề cả thế giới đang quan tâm là “Sự biến đổi khí hậu toàn cầu”.

{keywords}

Các nhà lãnh đạo G7 tại Lâu đài Elmau, thành phố Bayern (Đức). Ảnh: Nguồn từ chính phủ Đức.

Đây là một trong những hoạt động trung gian nhằm từng bước giải quyết những khác biệt để đi đến sự thống nhất một bản thỏa thuận mang tính pháp lý ở “Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu”, gọi là COP-21, vào tháng Mười Hai năm 2015 này ở Paris (nước Pháp).  Cuộc gặp gỡ đầu tiên diễn ra vào tháng 2 năm 2015 trước đây ở Geneve (Thụy Sĩ) và một cuộc họp khác dài hơn, những 10 ngày, cũng ở nước Đức, tại thàng phố Bonn từ 1/6 đến 11/6/2015 này.

Sau hai ngày làm việc khẩn trương, các vị lãnh đạo thượng đỉnh của nhóm G7 ​​đã bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với một thỏa thuận quan trọng ở Hội nghị COP-21 về sự giảm thải khí nhà kính đến năm 2100, nguyên nhân chính làm ô nhiểm bầu không khí và làm nóng ấm nhiệt độ Trái Đất.

Và ở cuối của cuộc hội nghị thượng đỉnh hàng năm này, bên cạnh các chủ đề quan trọng khác, các nguyên thủ G-7 vẫn đã thống nhất và đưa ra được một bản tuyên bố chung kêu gọi "hành động khẩn cấp và chắc chắn" về sự biến đổi khí hậu. Họ tuyên bố: “Chúng tôi khẳng định quyết tâm mạnh mẽ, rằng sẽ góp phần thông qua tại Hội nghị Biến đổi Khí hậu vào tháng Mười Hai năm nay ở Paris (COP 21) một bản tuyên ngôn, một công cụ mang tính pháp lý hiệu lực như Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu."

Các nhà lãnh đạo G7 còn bổ sung: "Chúng tôi cam kết làm phận sự của mình để đạt được một nền kinh tế toàn cầu carbon thấp trong dài hạn bao gồm cả việc phát triển và triển khai các công nghệ tiên tiến phấn đấu cho một sự biến đổi của các ngành năng lượng vào năm 2050”. Họ còn tỏ lời  “mời tất cả các nước tham gia với chúng tôi trong nỗ lực này”.

Về một điểm mấu chốt chưa thống nhất trong các nước công nghiệp phát triển trên toàn thế giới, các nhà lãnh đạo G7 ở cuộc gặp gỡ ở Bayern (Đức) này đã tái khẳng định cam kết đối với Thỏa thuận Copenhagen là sẽ huy động 100 Tỷ Đôla hàng năm cho đến năm 2020 từ một loạt các nguồn khác nhau để giúp các nước đang phát triển thực hiện các dự án giảm phát thải (khí nhà kính)”.

Các nước G7 mở rộng thêm sự quan tâm của mình: "Chúng tôi nhận ra tiềm năng của ngân hàng phát triển đa phương (MDB) trong việc phát triển tài chính khí hậu và việc giúp các nước chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp. Chúng tôi kêu gọi các MDB sử dụng đến mức tối đa khả dĩ bảng cân đối của họ và khả năng huy động các đối tác khác hỗ trợ chương trình quốc gia để đáp ứng mục tiêu nói trên".

Đồng thời các nước G7 cũng cho biết họ vẫn cam kết "việc loại bỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả".

Cuối cùng, về vấn đề an ninh năng lượng, các nhà lãnh đạo G7 tuyên bố: "Chúng tôi coi việc đa dạng hóa là một yếu tố cốt lõi của an ninh năng lượng và là mục tiêu để đa dạng hóa hơn nữa tổ hợp năng lượng, các loại nhiên liệu và các nguồn năng lượng".

Sự thống nhất giữa các nước “giàu mạnh” G7 ở nước Đức vừa rồi là một sự kiện có ý nghĩa như một lời kêu gọi toàn cầu trong mục tiêu giảm khí CO2, một sự kiện góp phần giải quyết những bất đồng và trở ngại trên con đường đi đến thành công của Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về “Bến đổi Khí hậu” COP-21 vào tháng 12 năm 2015 ở Paris.

Minh Trần (theo WWN)