Các nhà khoa học hiện đại đang tìm cách 'phục chế' lại những loài động vật đã tuyệt chủng để con người có thể chiêm ngưỡng diện mạo của chúng.

Trước khi loài người xuất hiện, trên Trái đất đã tồn tại các loài động vật, nhưng cùng với sự dịch chuyển của thời gian, những loài động vật này đã tuyệt chủng.

Các nhà khoa học hiện đại rất muốn “phục chế” lại những loài đã tuyệt chủng này, để con người chúng ta được chiêm ngưỡng diện mạo của chúng. Mặc dù đây không phải là một chuyện dễ dàng, nhưng cũng không phải là điều hoàn toàn không thể. Dưới đây là 10 động vật tuyệt chủng có các nhà khoa học muốn phục sinh.

1. Hổ răng kiếm, đã tuyệt chủng 10 nghìn năm trước

{keywords}

Loại động vật có răng nanh khổng lồ như trong thần thoại này sẽ là một kì quan đáng để xem. Ở đây có tiêu bản hổ răng kiếm được bảo tồn lại sau khi thu được từ La Brea Tar Pits, Los Angeles, nhưng công việc lấy mẫu DNA từ La Brea Tar Pits rất khó khăn, do vậy, cho đến nay vẫn chưa có người tách rời được trình tự DNA của hổ răng kiếm.

2. Chim Dodo, tuyệt chủng từ 1690 năm trước

{keywords}

Hiện nay các nhà khoa học chỉ một đoạn DNA ty lạp thể của chim Dodo. Từ đó không thu được dù chỉ là một chút về DNA của loài chim này nữa. Nhưng vẫn còn cơ hội tìm thấy. Nếu như có thể tìm thấy DNA của loài chim này, các nhà khoa học có thể dùng DNA tạo ra trình tự tổ gen, sau đó cây vào cơ thể chim bồ câu, giúp phục hồi loài chim họ hàng đã tuyệt chủng này.

3. Hổ Tasmanian, đến tận trước năm 1936 mới hoàn toàn tuyệt chủng

{keywords}

Năm 1936, chú hổ Tasmanian, còn gọi là cáo túi cuối cùng đã qua đời ở vườn thú Hobart, Australia. Thời gian bảo tồn các tổ chức của hổ Tasmanian chưa đến 100 năm, điều này có nghĩa là các chuyên gia có thể lấy được DNA chất lượng cao, hơn nữa trong tương lai không xa có thể tạo thành một trình tự tổ gen hoàn chỉnh. Việc phục hồi các loài có túi như Hổ Tasmanian có lẽ dễ dàng hơn nhiều so với các động vật có vú khác.

4. Thú răng khắc, động vật Nam Mỹ đã tuyệt chủng 11 nghìn năm

{keywords}

Loài tatu khổng lồ như chiếc xe hơi Volkswagen Beetle này có đuôi vừa dài vừa nhọn như một chiếc gậy. Nó từng gây sự chú ý trong các ngôi làng ở Nam Mỹ. Bởi vì không có thú răng khắc đông lạnh, muốn lấy được DNA thích hợp, các nhà khoa học nhất định phải tìm thấy mẫu thú răng khắc bảo tồn hoàn hảo ở trong hang động mát mẻ và khô ráo. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng gặp phải một vấn đề khó khăn hơn: Loài động vật thích hợp nhất mang bào thai của thú răng khắc khó có thể đạt thể trọng nặng như loài tatu khổng lồ này.

5. Người ở hang, tuyệt chủng 25 nghìn năm trước

{keywords}
Svante Paabo, thuộc viện nghiên cứu loài người tiến hóa hiệp hội Max Planck, Leipzig, Đức nói: “Muốn thu được tổ hợp gen chất lượng tốt, ví dụ như tổ hợp gen có thể so sánh với gen của loài vượn đen, thì có lẽ cần phải mất đến 2 năm hoặc nhiều hơn”. Ông và các đồng sự của mình hi vọng tổ hợp gen này có thể khiến chúng ta hiểu biết nhiều hơn về sự khác biệt tồn tại giữa loài người và người họ hàng thân thiết này. Hơn nữa, họ cũng cho rằng, họ có thể dùng tổ hợp gen này để phục sinh người Andeteer, bởi vì người Andeteer có quan hệ huyết thống rất gần với con người. Do vậy, con người sẽ là người hiến trứng và mang thai hộ lý tưởng.

6. Gấu mặt ngắn (Short-Faced Bear) tuyệt chủng 11 nghìn năm trước

{keywords}

Khi gấu mặt ngắn đứng thẳng, chiều cao có lẽ bằng 1/3 chiều cao của gấu Bắc cực, hơn nữa thể trọng có thể đạt tới 1 tấn. Do xác của chúng được bảo quản ở vùng đông lạnh vĩnh cửu, do vậy các nhà khoa học rất có thể sẽ phát hiện ra trình tự DNA của chúng.

7. Nai Ireland, tuyệt chủng 7.700 năm trước

{keywords}

Nói một cách chính xác, nai Ireland là một loài hươu chứ không phải là nai. Loài có quan hệ huyết thống gần nhất với nó là một loài nai rất nhỏ, khoảng 1000 năm trước, bọn chúng mỗi người tiến hóa theo một đường khác nhau. Cho đến nay, vẫn rất khó tìm ra cách, khiến cho tổ hợp gen hoàn chỉnh của loài nai này cuối cùng trở thành một sinh mạng sống có thể thở.

8. Đà điểu khổng lồ, tuyệt chủng hoàn toàn khoảng những năm 1850

{keywords}

Các nhà khoa học có thể thu thập được DNA của loài đà điểu khổng lồ trong xương, thậm chí trứng của chúng, được bảo tồn hoàn hảo ở các hang động New Zealand, từ đó thu được tổ hợp gen có thể sử dụng. Việc phục sinh loài chim khổng lồ (cao khoảng 3m) rất có sức hấp dẫn đối với các nhà khoa học. Đà điểu là họ hàng xa của loài đà điểu khổng lồ trên, nhưng trong trứng đà điểu có khả năng tìm thấy tổ hợp gen của đà điểu khổng lồ. Hiện nay việc nhân bản chim vẫn chưa thành công, nhưng cách có thể thực hiện nhất là thay đổi phôi thai đà điểu trở thành phôi thai của đà điểu khổng lồ.

9. Tê giác lông dài, tuyệt chủng 10 nghìn năm trước

{keywords}

Giống như voi ma-mút, các mẫu của tê giác lông dài được đá lạnh bảo tồn rất nhiều, lông, sừng, móng đều có khả năng sử dụng. Các nhà khoa học dùng chất làm sạch để rửa sạch các bộ phận, loại bỏ các DNA bị nhiễm khuẩn và nhiễm bẩn, sau đó chất dung môi để trích ra DNA thuần của loài tê giác lông dài. Do vậy, rất có thể không lâu nữa, các chuyên gia di truyền sẽ công bố tổ hợp gen hoàn chỉnh của loài này.

10. Con lười khổng lồ, tuyệt chủng 8.000 năm trước

{keywords}

Lười khổng lồ cao tầm 6m, nặng 4 tấn, thời gian tuyệt chủng chưa lâu, điều này có nghĩa là các nhà khoa học có thể tìm ra mẫu lông của chúng. Do mẫu lông là nguồn DNA vô cùng tốt. Hiện nay, Hedrick thuộc trường đại học Megathen, Canada đã trích được mẫu DNA từ phân đã hóa thạch của loài lười khổng lồ cách đây 30 nghìn năm.

Theo Khampha