Các hình ảnh mà Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) mới thu được cho thấy, sự bùng nổ dữ dội của một cơn "bão lửa" từ mặt trời có thể đe dọa hủy hoại các vệ tinh viễn thông cũng như các nguồn cung cấp điện trên trái đất.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Theo tờ Daily Mail, sự bùng nổ dữ dội của mặt trời đã giải phóng một cơn bão lửa bức xạ ở mức độ lớn chưa từng thấy trong 5 năm qua. Nó dự kiến sẽ gây ra một cơn bão địa từ "trung bình" khi chạm đến trái đất.
Tàu thăm dò mặt trời Solar Dynamics Observatory (SDO) của NASA đã ghi lại được những hình ảnh về sự cố trên, từ các khoảnh khắc của một cơn bùng nổ tới việc giải phóng số lượng lớn hào quang (CME) và một cơn bão bức xạ nhỏ.
Khi miêu tả về cơn bùng nổ M-2 (mức độ trung bình) của mặt trời lúc đạt đỉnh vào 12:41 giờ Việt Nam ngày 6/6, Bill Murtagh, điều phối viên chương trình tại Trung tâm dự đoán thời tiết không gian của Cơ quan khí tượng quốc gia Mỹ (NWS), nhận định: "Sự cố này tương đối lớn. Chúng tôi đã nhìn thấy cơn bùng nổ đầu tiên xuất hiện và nó vẫn chưa lớn tới mức đó, nhưng sau đó là sự phun trào: sự phát xạ các hạt năng lượng và màn giải phóng hàng loạt hào quang. Bạn có thể quan sát thấy mọi vật liệu bùng nổ từ mặt trời - một cảnh tượng ngoạn mục!".
"Đám mây hạt năng lượng lớn tỏa ra và rơi trở lại cứ như là nó bao phủ gần như một nửa diện tích bề mặt của mặt trời", trích một tuyên bố của NASA. Tuy nhiên, các nhà khoa học NASA cho biết, do cơn bão lửa từ mặt trời không hướng trực tiếp về trái đất nên các tác động của nó đối với hành tinh của chúng dự kiến sẽ "tương đối nhỏ".
Ông Murtagh tiết lộ, các chuyên gia phân tích thời tiết không gian đang theo dõi chặt chẽ để xem liệu hiện tượng trên có gây ra bất kỳ vụ va chạm từ trường nào giữa mặt trời và trái đất - hành tinh nằm cách đó 150 triệu km - hay không.
Trung tâm dự đoán thời tiết không gian cho hay, sự cố "dự kiến sẽ gây ra hoạt động bão địa từ ở các cấp độ G1 (nhỏ) và G2 (trung bình) trong ngày hôm nay (9/6), bắt đầu từ lúc 1 giờ Việt Nam. Bất cứ hoạt động bão địa từ nào cũng nhiều khả năng kết thúc trong vòng 12 - 24 giờ đồng hồ.
Theo NWS, bão bức xạ mặt trời bao gồm cả sự đóng góp đáng kể của các hạt proton năng lượng cao - sự xuất hiện đầu tiên kiểu như thế này kể từ tháng 12/2006.
Các chuyên gia phỏng đoán, sự cố có thể gây ra một số hư hại đối với mạng lưới điện, các vệ tinh trong hệ thống định vị toàn cầu cũng như các thiết bị khác trên trái đất, và có thể dẫn tới việc điều chỉnh lại đường bay qua các vùng cực. Ông Murtagh cho rằng, sự cố nhìn chung sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề lớn nào nhưng chúng ta cần phải kiểm soát nó.
NASA mới đây cũng thông báo, do ảnh hưởng của bão bức xạ mặt trời, cực quang phương bắc và phương nam có thể xuất hiện trong ngày hôm nay và ngày mai (10/6).
TIN BÀI LIÊN QUAN
Bí ẩn ngày tận thế: Hiểm họa từ Mặt trời
Sắp có mặt trời thứ 2, thế giới sắp tận thế?
Ba, bốn mặt trời cùng xuất hiện một lúc
Bão Mặt trời có thể đe dọa Olympics 2012
Sắp có mặt trời thứ 2, thế giới sắp tận thế?
Ba, bốn mặt trời cùng xuất hiện một lúc
Bão Mặt trời có thể đe dọa Olympics 2012
Theo tờ Daily Mail, sự bùng nổ dữ dội của mặt trời đã giải phóng một cơn bão lửa bức xạ ở mức độ lớn chưa từng thấy trong 5 năm qua. Nó dự kiến sẽ gây ra một cơn bão địa từ "trung bình" khi chạm đến trái đất.
Tàu thăm dò mặt trời Solar Dynamics Observatory (SDO) của NASA đã ghi lại được những hình ảnh về sự cố trên, từ các khoảnh khắc của một cơn bùng nổ tới việc giải phóng số lượng lớn hào quang (CME) và một cơn bão bức xạ nhỏ.
Khi miêu tả về cơn bùng nổ M-2 (mức độ trung bình) của mặt trời lúc đạt đỉnh vào 12:41 giờ Việt Nam ngày 6/6, Bill Murtagh, điều phối viên chương trình tại Trung tâm dự đoán thời tiết không gian của Cơ quan khí tượng quốc gia Mỹ (NWS), nhận định: "Sự cố này tương đối lớn. Chúng tôi đã nhìn thấy cơn bùng nổ đầu tiên xuất hiện và nó vẫn chưa lớn tới mức đó, nhưng sau đó là sự phun trào: sự phát xạ các hạt năng lượng và màn giải phóng hàng loạt hào quang. Bạn có thể quan sát thấy mọi vật liệu bùng nổ từ mặt trời - một cảnh tượng ngoạn mục!".
"Đám mây hạt năng lượng lớn tỏa ra và rơi trở lại cứ như là nó bao phủ gần như một nửa diện tích bề mặt của mặt trời", trích một tuyên bố của NASA. Tuy nhiên, các nhà khoa học NASA cho biết, do cơn bão lửa từ mặt trời không hướng trực tiếp về trái đất nên các tác động của nó đối với hành tinh của chúng dự kiến sẽ "tương đối nhỏ".
Ông Murtagh tiết lộ, các chuyên gia phân tích thời tiết không gian đang theo dõi chặt chẽ để xem liệu hiện tượng trên có gây ra bất kỳ vụ va chạm từ trường nào giữa mặt trời và trái đất - hành tinh nằm cách đó 150 triệu km - hay không.
Trung tâm dự đoán thời tiết không gian cho hay, sự cố "dự kiến sẽ gây ra hoạt động bão địa từ ở các cấp độ G1 (nhỏ) và G2 (trung bình) trong ngày hôm nay (9/6), bắt đầu từ lúc 1 giờ Việt Nam. Bất cứ hoạt động bão địa từ nào cũng nhiều khả năng kết thúc trong vòng 12 - 24 giờ đồng hồ.
Theo NWS, bão bức xạ mặt trời bao gồm cả sự đóng góp đáng kể của các hạt proton năng lượng cao - sự xuất hiện đầu tiên kiểu như thế này kể từ tháng 12/2006.
Các chuyên gia phỏng đoán, sự cố có thể gây ra một số hư hại đối với mạng lưới điện, các vệ tinh trong hệ thống định vị toàn cầu cũng như các thiết bị khác trên trái đất, và có thể dẫn tới việc điều chỉnh lại đường bay qua các vùng cực. Ông Murtagh cho rằng, sự cố nhìn chung sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề lớn nào nhưng chúng ta cần phải kiểm soát nó.
NASA mới đây cũng thông báo, do ảnh hưởng của bão bức xạ mặt trời, cực quang phương bắc và phương nam có thể xuất hiện trong ngày hôm nay và ngày mai (10/6).
- Thanh Bình