Có thể chọn ra những ngọn núi lửa được xem là đẹp nhất toàn cầu đang thu hút được nhiều khách tham quan nhất trên thế giới. Trong số đó, Ngọn Phú Sĩ nổi tiếng của Nhật Bản và đỉnh Kilimanjaro cao nhất châu Phi là 2 trong số những ngọn núi lửa đẹp nhất trên Trái Đất chúng ta.


Núi Mayon ở Philippines

{keywords}

Chỏm dốc đứng của núi Mayon do nhiều lớp dung nham tạo nên 

Nằm cách 450 Km về phía Đông Nam Manila, trên đảo Luzon, núi Mayon là núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Philippines với hơn 49 lần phun trào trong suốt 400 năm qua. Lần phun trào gần đây nhất vào tháng 9/2014 khiến hàng nghìn người phải bỏ đi nơi khác sinh sống. Núi Mayon cao hơn 2.400 mét so với mực nước biển, nổi bật với kiểu dáng hình nón cân xứng hoàn hảo. Đến đây du khách sẽ được ngắm cảnh các thị trấn của tỉnh Albay với biển Thái Bình Dương bao quanh.

Santorini ở Hy Lạp

Vùng Santorini nổi tiếng với những ngôi nhà màu trắng. Hòn đảo này là tàn dư của một miệng núi lửa hình thành từ năm 1600 trước Công Nguyên với vụ phun trào lớn nhất trong lịch sử.

{keywords}

Vùng Santorini nổi tiếng với những ngôi nhà màu trắng

Ngày nay, Santorini thu hút du khách từ các nơi trên thế giới đến tham quan và, đặc biệt, ngắm nhìn hòn đảo không người Nea Kameni nằm phía trong miệng núi lửa ngập nước Santorini này.

{keywords}

Đảo không người Nea Kameni nằm phía trong miệng núi lửa ngập nước Santorini.

Nếu đi dạo quanh đảo này sẽ thấy nó có vẻ đẹp riêng. Những miệng hố thoai thoải hình thành từ các đợt phun trào xa xưa và giờ đây rất khác với các miệng núi lửa thông thường.

Đỉnh Kilimanjaro và miệng núi lửa Ngorongoro ở Tanzania

Nằm ở biên giới giữa Tanzania và Kenya, Kilimanjaro là ngọn núi cao nhất châu Phi với độ cao 5.895 m, và cũng là núi lửa cao nhất lục địa đen. Kilimanjaro gồm 3 núi lửa, trong đó ngọn Mawenzi và Shira đã biến mất, còn ngọn cao nhất là Kibo (trên đó đỉnh cao nhất là Uhuru) vẫn còn hoạt động.

{keywords}

Núi Kilimanjaro, giấc mơ của người leo núi

Cách Kilimanjaro 200 km về phía tây, ngọn núi Ngorongoro từng cạnh tranh với Kilimanjaro về chiều cao, ước tính từ 4.500-4.800 m trước khi phun trào. Ngày nay, với đường kính 22,5 km và độ sâu 610 m, Ngorongoro là núi lửa lớn nhất thế giới với hệ sinh thái độc đáo.

{keywords}

Ngorongoro, miệng núi lửa lớn nhất thế giới, trước đã từng là đỉnh núi cao chót vót.

Núi Kelimutu ở Indonesia

Kelimutu với 3 hồ nước 3 màu là điểm thu hút các nhà khoa học và du khách đến đảo Flores ở tỉnh East Nusa Tenggara. Núi lửa nằm ở ở độ cao khoảng 1.632 m so với mực nước biển. Ba hồ nước có màu sắc khác nhau là đỏ, xanh dương và trắng. Màu sắc của nước trong hồ thay đổi liên tục theo thời gian, màu mới nhất là xanh lá, đỏ sẫm và đen. Các nhà khoa học giải thích nguyên nhân là do phản ứng hóa học của trữ lượng khoáng sản hay ảnh hưởng của loài sinh vật, rong rêu và đá trong miệng núi lửa gây ra.

{keywords}

Một trong những hồ tuyệt đẹp của núi Kelimutu.

Kilauea và Mauna Kea ở Hawaii

Núi lửa ở Hawaii nổi tiếng vì phun trào thường xuyên và cảnh đẹp ngoạn mục. Ngọn núi lửa trẻ nhất trong đó là Kilauea từng phun trào liên tục kể từ năm 1983, “nhiều đến mức dung nham rơi thẳng xuống biển tạo tạo thành hình dạng đá đen kỳ quái và mây khói điên loạn”.

{keywords}

Núi lửa Kilauea ở Hawaii phun trào liên tục

Trong khi đó, Mauna Kea có tuổi đời 1 triệu năm tuổi lại ngủ yên, mặc dù có hình dáng dốc đứng trên mặt biển rất ấn tượng và vượt 4.205 m từ mực nước. Theo Lesly Simmons, “Mauna Kea ở Hawaii vừa đẹp phi thường lại vừa là nơi có kho báu bí mật, bao gồm cả hồ đóng băng thiêng liêng ở gần đỉnh mà chỉ tới được với một chuyến đi và về 6 dặm đã mất 10 tiếng đồng hồ” và “có thể gặp tuyết vào mùa đông và gần như không có mây”.

{keywords}

Chuyến đi và về tới đỉnh núi Mauna Kea mất khoảng 10 tiếng đồng hồ.

Núi Phú Sĩ ở Nhật Bản

Đây là ngọn núi cao nhất Nhật Bản với độ cao 3.776 m, có hình dáng như một tam giác cân, đối xứng nhiều tầng nổi tiếng nhất thế giới và là biểu tượng của đất nước mặt trời mọc. Theo Vaché, “nó là biểu tượng quốc gia của Nhật Bản với tuyết phủ đỉnh núi, thấp thoáng từ xa, hoa anh đào nở trên sườn dốc”.

Lần cuối cùng núi lửa phun trào là năm 1707. Ngọn núi này là nguồn cảm hứng cho rất nhiều thi sĩ, nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia qua hàng ngàn năm. Khu rừng “ma ám” Aokigahara ở dưới chân núi cũng khơi gợi không ít trí tưởng tượng do số nhiều người đến đây tự tử.

{keywords}

Hình chóp nón của núi Phú Sĩ tạo nền đẹp cho Tokyo.

Minh Trần (Theo BBC Travel, news.zing.vn, Thinkstock)