Để tìm hiểu nhận thức của một đứa bé hình thành như thế nào, người ta thử dùng robot. Chưa biết có thể mô hình hoá quá trình nhận thức được không, hãy thí nghiệm đã.
TIN LIÊN QUAN
Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Aberystwyth, Anh đã lắp ráp một chú robot bé con, có thể tự học được cách cảm nhận thế giới và xác lập quan hệ khi sống chung với người. Khác với các “bộ máy điện tử” khác, chú robot có dạng người này - được đặt tên là iCub – không được lập trình sẵn để thực hiện những nhiệm vụ nào đó quy định trước mà chú sẽ quan sát những gì người ta dạy cho chú và sao chép các động tác, biến thành các tính năng của mình để “lớn lên”sống chung với loài người.
Nhờ các bộ cảm biến và những động cơ, chú bé điện tử huơ tay huơ chân để cựa quậy, cầm nắm những gì người ta đưa cho chú, bày ra trước mắt chú. Hai chiếc camera bé xíu trong mắt giúp chú nhìn và ghi nhớ, phân biệt các đồ vật theo hình dạng và màu sắc (và chọn đồ vật gìmình ưa thích).
Tai có ghi âm để nghe và miệng có micro cho phép chú “ầu ơ”, đáp lại các âm thanh người ta âu yếm chú hoặc dỗ dành chú như đối với một trẻ sơ sinh. Thậm chí iCub còn biết diễn tả tình cảm, nhận biết nét mặt quen hay lạ, tức giận hay hàilòng) thông qua một màn hình tinh thể lỏng, đặt ngang với miệng và lông mày.
Nhiệm vụ cơ bản mà các nhà khoa học trường Đại học Aberystwyth tự đặt ra cho mình là dạy cho chú robot-baby iCub tự tạo ra được các hành vi của một đứa trẻ sơ sinh từ khi mới ra đời đến khi được 6 tháng tuổi.
Để tiến hành thiết kế, chế tạo một chú bé robot này, tập thể các nhà nghiên cứu được cấp một kinh phí khá lớn là 1,2 triệu đôla.
Bảo Châu (Theo hot-info)
TIN LIÊN QUAN
Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Aberystwyth, Anh đã lắp ráp một chú robot bé con, có thể tự học được cách cảm nhận thế giới và xác lập quan hệ khi sống chung với người. Khác với các “bộ máy điện tử” khác, chú robot có dạng người này - được đặt tên là iCub – không được lập trình sẵn để thực hiện những nhiệm vụ nào đó quy định trước mà chú sẽ quan sát những gì người ta dạy cho chú và sao chép các động tác, biến thành các tính năng của mình để “lớn lên”sống chung với loài người.
Robot trẻ em iCub. |
Nhờ các bộ cảm biến và những động cơ, chú bé điện tử huơ tay huơ chân để cựa quậy, cầm nắm những gì người ta đưa cho chú, bày ra trước mắt chú. Hai chiếc camera bé xíu trong mắt giúp chú nhìn và ghi nhớ, phân biệt các đồ vật theo hình dạng và màu sắc (và chọn đồ vật gìmình ưa thích).
Tai có ghi âm để nghe và miệng có micro cho phép chú “ầu ơ”, đáp lại các âm thanh người ta âu yếm chú hoặc dỗ dành chú như đối với một trẻ sơ sinh. Thậm chí iCub còn biết diễn tả tình cảm, nhận biết nét mặt quen hay lạ, tức giận hay hàilòng) thông qua một màn hình tinh thể lỏng, đặt ngang với miệng và lông mày.
Nhiệm vụ cơ bản mà các nhà khoa học trường Đại học Aberystwyth tự đặt ra cho mình là dạy cho chú robot-baby iCub tự tạo ra được các hành vi của một đứa trẻ sơ sinh từ khi mới ra đời đến khi được 6 tháng tuổi.
Để tiến hành thiết kế, chế tạo một chú bé robot này, tập thể các nhà nghiên cứu được cấp một kinh phí khá lớn là 1,2 triệu đôla.
Bảo Châu (Theo hot-info)