Những nhà khoa học uy tín nhất thế giới cho rằng, thí nghiệm nuôi cấy loại vi khuẩn lạ của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng.

Tờ Daily Mail cho hay, trong một cuộc họp báo hồi cuối tuần trước, NASA tuyên bố họ đã phát hiện một loại vi khuẩn kỳ lạ trong hồ hồ Mono ở California. Khác với những vi khuẩn khác, loài vi khuẩn được đặt tên là GFAJ-1 này có thể phát triển trong môi trường thạch tín (asen), thậm chí có thể đưa chất này vào trong cấu trúc ADN của chúng.

Loài vi khuẩn lạ được NASA tuyên bố tìm thấy ở hồ Mono. Ảnh: Daily Mail.

Phát hiện này của NASA được đánh giá là có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó làm thay đổi những quan niệm lâu nay của con người về sự sống đồng thời mở ra hy vọng tìm thấy sự sống ở những hành tinh có điều kiện khí hậu khắc nghiệt trong hệ Mặt trời.

Tuy nhiên, ngay sau khi phát hiện này được công bố, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã bày tỏ thái độ chỉ trích phát hiện này, cho rằng, quá trình thực nghiên cứu của phát hiện này đã mắc phải  những thiếu sót nghiêm trọng.

Rosie Redfield, giáo sư ngành vi trùng học của Đại học British Columbia nói: “Thất đáng kinh ngạc khi quá trình nghiên cứu khoa học lại tồi tệ đến mức như vậy”.

Các nhà khoa học của NASA đã nuôi cấy những vi khuẩn GFAJ-1 trong các phòng thí nghiệm. Trong quá trình đó, họ dần dần thay thế chất phốt pho bằng thạch tín. Họ cho biết không phát hiện chất phốt phát (phốt pho và oxi). Từ đó các nhà khoa học này đã kết luận vi khuẩn GFAJ-1 chỉ sống bằng thạch tín và oxi.

Tuy nhiên, những người chỉ trích cho rằng, những bước thực hiện đơn giản nhất đã không được tuân thủ đúng với yêu cầu dẫn đến những nghi ngờ về tính chính xác của phát hiện này.

Chẳng hạn khi lấy ADN trên cơ thể vi khuẩn thì những những phân tử khác phải được rửa một cách cẩn thận để đảm bảo các mẫu ADN không bị nhiễm bẩn.

Alex Bradley một nhà vi trùng học của Đại học Harvard chỉ ra rằng, khi đem mẫu AND ngâm vào trong nước và nuôi cấy các vi khuẩn đều chứng tỏ rằng, chúng tồn tại được nhất định phải có phốt phát còn thạch tín đã bị phân giải trong nước.

Phân tích kỹ càng quá trình nghiên cứu này cho thấy, những vi khuẩn này tồn tại được trong môi trường cực kỳ ít phốt phát vì chất này đã nhiễm vào lượng muối cần thiết cho sự tồn tại của chúng.

Một số người cho rằng, rất nhiều vi khuẩn khác đều có thể tồn tại trong môi trường có lượng phốt phát rất thấp. Thậm chí có thể tương đương với lượng phốt phát mà NASA thực hiện trong thí nghiệm của mình.

Norman Pace, một chuyên gia vi trùng học đến từ Đại học Colorado nói: “Cái gọi là môi trường ít phốt pho đang bị lan tràn bởi các phương tiện truyền thông. Ở đây chỉ có câu chuyện của các nhà nghiên cứu ngây thơ và những nhà bình luận tồi”.

Giáo sư Redfield viết trên blog của bà rằng: “Rất nhiều tào lao, chẳng có bao nhiêu thông tin đáng tin cậy”.

“Nếu như một nghiên cứu sinh đứng trước một hội nghị và công bố những số liệu này, tôi sẽ nói anh ta trở về ghế ngồi và thực hiện lại công việc của mình. Việc chứng minh một giả thiết hoàn toàn khác với chỉ chăm chăm muốn giả thiết của mình là đúng. Những người làm nghiên cứu này rõ ràng đã lựa chọn cái thứ hai”.

Một nhà khoa học đang thực hiện lấy mẫu vi khuẩn GFAJ-1 tại hồ Mono. Ảnh: Daily Mail.

Trước những phê phán này, người đứng đầu chương trình nghiên cứu này, Ronald Oremland thuộc Cục điều tra địa chất Mỹ nói: “Vào lúc này chúng tôi không thể không nói rõ trắng đen thông qua các phương tiện truyền thông. Nếu như chúng tôi sai, thì các nhà khoa học nên tích cực hơn một chút, thực hiện lại phát hiện của chúng tôi. Nếu như chúng tôi đúng (và tôi tin chắc rằng chúng tôi đúng), thì những người chỉ trích nên công nhận và giúp chúng tôi tìm hiểu thêm về hiện tượng này. Tôi hy vọng họ có thể làm như vậy”.

Đây không phải là lần đầu tiên một phát hiện của NASA không đứng vững được trên phương diện khoa học.

Vào năm 1996, NASA và Nhà trắng đã cho công bố một phát hiện gây sốc, nói rằng họ phát hiện những dấu vết của vi khuẩn sao Hỏa trong một thiên thạch. Tuy nhiên, các nhà khoa học sau đó đã chỉ ra rằng, mẫu thiên thạch có thể đã bị nhiễm bẩn. Ngoài ra, nhiệt lượng tạo ra trong quá trình thiên thạch bay trong vũ trụ có thể tạo nên những cấu trúc khoáng vật dễ bị nhầm lẫn là các hóa thạch.

L.V