Khi nghĩ đến những sa mạc trên thế giới, chúng ta thường hình dung ra những cồn cát nóng bức, bao la và nước là thứ cực kì hiếm. Ngày nay, điều đó có thể thay đổi đối với sa mạc Taklamakan ở Trung Quốc. 

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một đại dương ngầm khổng lồ phía dưới sa mạc này. Trữ lượng nước của nó thậm chí gấp 10 lần nước của 5 hồ trong quần thể Ngũ Đại Hồ ở Bắc Mỹ cộng lại.

{keywords}
Ảnh vệ tinh chụp phía trên lưu vực Tarim của sa mạc Taklamakan.

Trong khi nghiên cứu lượng carbon dioxide trong không khí của sa mạc Taklamakan, một nhóm các nhà nghiên cứu đã tình cờ thấy rằng một lượng lớn khí carbon dioxide biến mất xung quanh khu vực lưu vực Tarim của sa mạc. Họ đã rất ngạc nhiên về điều này và có một báo cáo trên tạp chí Geophysical Research Letters. Lời giải thích được đưa ra: có một đại dương khổng lồ đang nằm dưới sa mạc Taklamakan.

“Chưa có một ai dám tưởng tượng có một lượng nước lớn đến vậy dưới những lớp cát của sa mạc”, giáo sư Li Yan nói với tờ South China Morning. Ông là người dẫn đầu nhóm nghiên cứu đến từ khoa Sinh thái và địa lý Tân Cương thuộc Viện Khoa học Trung Quốc. “Có thể chúng tôi phải thay đổi định nghĩa về sa mạc”, ông nói.

Lưu vực Tarim thực chất là một thung lũng, nó chứa nước từ các nơi khác đổi về, ví dụ như nước của băng tuyết tan chảy từ đỉnh các ngọn núi gần đó. Gần với lưu vực Tarim về phía bắc và nam đều có hai dãy núi cao. Phía bắc là dãy Shan Tian và phía nam là dãy Côn Lôn.

Nước ở lưu vực một phần được thu thập bởi người dân để phục vụ nông nghiệp, một phần lớn khác sẽ thấm dần xuống đất hoặc bay hơi vào không khí của sa mạc.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thăm dò gần 200 địa điểm khác nhau trên sa mạc Taklamakan để thu thập các mẫu nước ngầm sâu. Sau đó, họ tiến hành đo lượng carbon dioxide trong từng mẫu nước và phát hiện ra nồng độ của chúng cao bất thường. Các nhà nghiên cứu ước lượng rằng mặt đất ở đây mỗi năm phải hấp thụ tới hơn 220 tỷ kg khí carbon dioxide( khoảng 0,0005% lượng carbon dioxide của Trái Đất).

Điều này đủ để kết luận khu vực lưu vực Tarim cũng được gọi là một bể chứa carbon.

Thông thường, một bể chứa carbon là khu vực hấp thụ đáng kể carbon dioxide với sự trợ giúp của rất nhiều cây xanh. Chưa từng có một khu vực sa mạc nào được xem là một bể chứa carbon.

{keywords}
Một bể carbon thông thường chứa nhiều cây xanh tại Jamaica.

Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra là sa mạc Taklamakan làm thế nào có thể ẩn chứa một đại dương trong lòng nó?

Các nhà khoa học nói rằng cần phải quay lại thời điểm 2000 năm trước để hình dung được điều này. Khi đó, người dân định cư ở đây bắt đầu trồng trọt và tưới nước. Quá trình diễn ra trong một thời gian đủ dài với sự phát triển nông nghiệp trong lịch sử nhân loại đã tăng cường lượng nước và carbon được tích lũy.

Các mẫu nước sâu được phân tích bằng cách so sánh lượng carbon dioxide với mẫu nước bề mặt. Bằng phương pháp này, các nhà nghiên cứu có thể ước tính lượng nước đã thấm xuống lưu vực Tarim trong cả ngàn năm. 

Lượng nước này có thể lớn gấp 10 lần nước của 5 hồ lớn trong quần thể Ngũ Đại Hồ ở Bắc Mỹ cộng lại.

Tuy nhiên, các nhà khoa học không gợi ý cho người dân địa phương đào và khai thác trữ lượng nước khổng lồ này. Lí do vì chúng sẽ rất mặn hơn nữa lại chứa một lượng lớn carbon dioxide được tích tụ suốt 2 thiên niên kỷ. Tốt nhất là cứ để nó ngủ yên ở sâu trong lòng đất.

Theo Trí thức trẻ/ Businessinsider