- Sau mỗi trận mưa, trai tráng Bản Viêng, xã Sơn A (Văn Chấn - Yên Bái) lại kéo dây điện từ nhà dọc con suối Đôi đánh cá cải thiện. Kiểu đánh bắt "tận diệt" kéo dài nhiều năm khiến cá suối ngày một hiếm hoi.
Dòng suối Đôi xưa kia là nguồn cung cấp cá khá lớn cho những bản người Thái sinh sống hai bên bờ. Vài năm trở lại đây cá ngày một hiếm, một phần do nhà máy thủy điện được xây dựng khiến lưu lượng nước giảm đáng kể, phần nữa do kiểu đánh bắt bằng xung điện tận diệt, hủy hoại môi trường sống, thức ăn... của các loài thủy sản.
Do tác hại rất lớn của việc dùng xung điện đánh bắt thủy sản như làm chết hầu hết các loài thủy sản, thủy sinh trong vùng nước; hủy hoại nơi sinh sống, kiếm mồi, sinh sản của các loài thủy sản; có thể gây chết người do điện giật. Hệ quả của việc đánh bắt này phải mất nhiều năm mới hồi phục lại được môi trường thủy sinh.
Vì vậy, việc ngăn chặn sử dụng xung điện để khai thác thủy sản đã được quy định cụ thể trong Chỉ thị: 01/1998/CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ, đó là : Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, tàng trữ, vận chuyển trái phép và sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc để khai thác thủy sản ở tất cả các vùng nước.
Sau mỗi trận mưa, trai tráng người Thái ở Bản Viêng lại kéo hàng trăm mét dây điện từ nhà ra suối Đôi đánh bắt cá. |
Không chỉ là cách đánh bắt "tận diệt", kiểu đánh cá bằng xung điện này gây ra không ít cái chết thương tâm cho chính người đánh bắt. |
Mỗi bước chân đều phải cẩn trọng vì chỉ sơ sểnh là có thể chết vì điện giật. |
Nguy cơ điện giật do dây dùng lâu cũ hỏng có thể gây hở điện luôn rình rập. |
Nguy cơ điện giật rất cao với kiểu kéo dây thế này. |
Ý thức được nguy cơ điện giật, những thanh niên này khá cẩn thận khi chọn chỗ đặt chân không chạm mặt nước. |
Xung điện bao giờ cũng ở phía đầu nguồn, cá chết do bị điện giật sẽ trôi vào chiếc đơm đón dưới hạ nguồn. |
Theo những thanh niên này thì điện nguồn được lấy từ những chiếc ắc quy ô tô đặt trong nhà. |
Cũng những thanh niên này cho biết do ắc quy nặng đến 60 kg nên không thể mang theo dọc suối. |
Người dân Bản Viêng vẫn thường đánh bắt cá bằng điện dù đã được chính quyền địa phương phổ biến qui định cấm đánh bắt thủy sản bằng xung điện từ lâu. |
Cá suối Đôi trước kia khá nhiều và đa dạng. Nay chỉ còn rất ít loài cá Sỉnh và thường không lớn được hơn kích thước ngón tay đã bị "tận diệt". |
Thu dây điện sau buổi đánh bắt cá cải thiện. |
- Lê Anh Dũng