Sau khi con người đặt chân lên mặt trăng lần đầu tiên với phi thuyền Apollo 11 vào năm 1969, Mỹ tiếp tục thực hiện thành công 5 lần đổ bộ lên vệ tinh tự nhiên duy nhất của địa cầu.
Ngày 19/11/1969, tàu vũ trụ Apollo 12 hạ cánh xuống mặt trăng. Đây là lần đầu tiên con người đáp xuống một vị trí chính xác trên vệ tinh tự nhiên duy nhất của trái đất. Hai phi hành gia đặt chân lên mặt trăng trong lần này là Pete Conrad và Alan Bean. Pete Conrad, người chỉ huy phi hành đoàn, kiểm tra tàu vũ trụ không người lái Surveyor III. Tàu đổ bộ Intrepid hạ cánh tại khu vực Ocean of Storms, cách Surveyor III khoảng 163 m và cách chỗ Apollo 11 từng hạ cánh khoảng 1.529 km. Pete Conrad và Alan Bean khảo sát bề mặt của mặt trăng trong 31 giờ. Ngày 5/2/1971, tàu đổ bộ Aquarius chở Alan Bartlett Shepard và Edgar Mitchell đáp xuống mặt trăng trong chuyến bay của tàu Apollo 14. Shepard đứng cạnh thiết bị chở đồ. Ông đội mũ kẻ sọc nhằm giúp các nhà khoa học của NASA xác định vị trí của phi hành gia. Sau Apollo 13, người chỉ huy trong các chuyến bay có sọc đỏ trên mũ bảo hiểm, hai cánh tay và một chân để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận dạng họ trong ảnh. Nhà du hành vũ trụ Edgar Mitchell đứng trước quốc kỳ Mỹ trên Mặt Trăng. Nhiệm vụ chính của hai phi hành gia là khám phá khu vực Fra Mauro, khảo sát địa chất mặt trăng và thu thập các mẫu vật để mang về trái đất. Họ ở đây trong hai ngày. Phi hành gia James Irwin đứng cạnh thiết bị thám hiểm mặt trăng sau khi tách khỏi tàu vũ trụ Apollo 15 hôm 31/7/1971. David Scott, người chỉ huy chuyến bay, chụp bức ảnh. Khác với những lần đổ bộ của con người trước đó, Apollo 15 không hạ cánh xuống vùng bằng phẳng mà đáp xuống khu vực Hadley Rill giữa hai ngọn núi. James Irwin thực hiện nghi lễ chào cờ trước quốc kỳ Mỹ trên mặt trăng. Hai phi hành gia hoạt động bên ngoài khoang đổ bộ trong vòng 18,5 giờ. Scott và Irwin triển khai một số thí nghiệm khoa học, thu thập 77 kg mẫu đá. Phi hành gia John Young, chỉ huy chuyến bay Apollo 16, thực hiện nghi lễ chào cờ sau khi đặt chân lên mặt trăng ngày 21/4/1972. NASA suýt hủy chuyến bay do động cơ chính của module Orion trục trặc khi phi hành đoàn tiến vào quỹ đạo mặt trăng. Phi hành gia Charles Duke thu thập các mẫu vật trên mặt trăng. Ông và Young ở lại đây trong 71 giờ và tiến hành 3 cuộc thăm dò trong 20 giờ 14 phút. Eugene Cernan, người chỉ huy tàu Apollo 17, đặt chân lên mặt trăng hôm 11/12/1972. Trước khi trở về trái đất, ông đã viết tắt tên con gái lên bề mặt vệ tinh của địa cầu. Vì gió, mưa không tồn tại trên mặt trăng, những chữ cái ấy sẽ tồn tại rất lâu. Eugene Cernan kiểm tra thiết bị thám hiểm mặt trăng tại thung lũng Taurus-Littrow. Harrison H. Schmitt, người điều khiển khoang hạ cánh, đã chụp bức ảnh này. Schmitt là nhà địa chất học duy nhất tham gia Chương trình Apollo của Mỹ. Tính đến thời điểm hiện tại, ông và Cernan là hai người cuối cùng đặt chân lên mặt trăng. Apollo 17 thực hiện chuyến bay cuối cùng trong chương trình Apollo của Mỹ. Sau khi đưa con người lên mặt trăng và trở về trái đất an toàn 6 lần, chính phủ Mỹ quyết định dừng chương trình. |
Theo Zing/NASA