Bệnh bạch cầu hay căn bệnh ung thư ảnh hưởng đến tủy xương và máu, nổi tiếng là khó chữa trị và hay tái phát. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences đã mang tới hy vọng cho những người mắc bệnh bạch cầu sau khi hé lộ rằng, chúng ta có thể khiến các tế bào ung thư máu tự tiêu diệt lẫn nhau.


{keywords}

Nói một cách chính xác hơn, các chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu Scripps (TSRI) ở Mỹ đã tìm ra một kỹ thuật dẫn dụ các tế bào ung thư máu biến thành các tế bào miễn dịch truy sát bệnh bạch cầu, viết lại chương trình lập trình sinh học của chúng. Chìa khóa của kỹ thuật này là một kháng thể cực hiếm ở người.

Các kháng thể là những protein do hệ miễn dịch của người sản sinh ra một cách tự nhiên. Chúng đóng vai trò như "còng tay" của "cảnh sát" tế bào bạch cầu, bám dính vào những kẻ xâm nhập ngoại lai như vi trùng và trực tiếp vô hiệu hóa chúng hoặc đánh dấu chúng để hệ miễn dịch tấn công phá hủy.

Gần đây, các nhà khoa học đang nỗ lực tìm kiếm các liệu pháp kháng thể để điều trị cho những người bị khiếm khuyết tế bào miễn dịch, trong đó tủy xương không sản xuất ra đủ các tế bào máu trắng. Họ hy vọng có thể tìm ra các kháng thể sẽ kích hoạt những cảm thụ quan trên các tế bào tủy xương chưa trưởng thành, khiến chúng biến đổi thành các tế bào trưởng thành.

Trong vài năm trở lại đây, các nhà khoa học đã thành công trong nỗ lực trên. Tuy nhiên, điều mà họ không hy vọng được chứng kiến là một số ít các kháng thể kích thích tăng trưởng này biến thành các tế bào tủy xương chưa trưởng thành thành những dạng hoàn toàn khác, chẳng hạn như các tế bào thường được tìm thấy trong hệ thần kinh.

Bệnh bạch cầu tủy cấp tính (AML) là một dạng bệnh bạch cầu đặc biệt "hung hăng", tấn công các tế bào tủy sống, vốn chịu trách nhiệm đối phó với các chứng nhiễm khuẩn, ký sinh trùng và ngăn chặn sự lan truyền tổn thương mô, trong cơ thể. Các bệnh nhân AML sản sinh ra quá nhiều tế bào bạch cầu trong tủy xương, quấy nhiễu quá trình sản sinh bình thường của các loại tế bào máu khác.

Các nhà nghiên cứu đã cho tràn ngập các kháng thể kích thích tăng trưởng vào một mẫu máu người giàu tế bào AML nguy hiểm. Kết quả là, các kháng thể đã biến các tế bào AML thành những tế bào hình cây, vốn đóng vai trò hỗ trợ then chốt bên trong hệ miễn dịch của chúng ta. Khi tiếp xúc lâu hơn với các kháng thể, những tế bào này đã được hoàn thiên hơn thành các tế bào sở hữu dáng vẻ và hoạt động tương tự như những tế bào chuyên săn tìm và tiêu diệt các mối đe dọa trong cơ tể, kể cả các virus, vi khuẩn và các tế bào ung thư.

Các tế bào "sát thủ tự nhiên" (NK) này cho thấy khả năng tiêu diệt tới 15% tế bào ung thư máu "anh em trước kia" trong một mẫu bệnh phẩm chỉ trong vòng 1 ngày. Đáng kinh ngạc là, những tế bào NK dường như chỉ bám sát và tấn công mình dạng tế bào AML, không phải các loại tế bào ung thư khác.

Nhóm nghiên cứu hy vọng, kỹ thuật có tên gọi "liệu pháp anh em tương tàn" này có thể được sử dụng để biến đổi một loạt các loại tế bào ung thư khác nhau thành các tế bào NK nhất định, để thực sự chữa khỏi hẳn cho bệnh nhân ung thư.

Tuấn Anh (theo IFLScience)